Mô hình nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế
Từ lâu, kinh tế của gia đình anh Đặng Ngọc Phong dựa vào việc làm ruộng và chăn nuôi heo nhưng không hiệu quả do thiếu kỹ thuật. Với bản tính cần cù, siêng năng, anh Phong luôn muốn tìm hướng phát triển kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Sau nhiều lần chọn lựa, anh quyết định nuôi bò vỗ béo và bán bò giống theo hình thức bán công nghiệp.
Năm 2010, anh Phong mạnh dạn đầu tư kinh phí mua 25 con bò cùng với xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... kết hợp việc trồng thêm 10 công cỏ làm thức ăn xanh cho bò.
Anh Phong cho biết: “Nuôi bò vỗ béo và bán bò giống bằng phương pháp nhốt chuồng là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng, giảm vận động và bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Phương pháp này không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi”.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt mang lại thành công trong mô hình chăn nuôi bò của gia đình anh Đặng Ngọc Phong là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước: chọn giống khỏe mạnh, chú trọng bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, tiêm ngừa định kỳ... kết hợp với việc vệ sinh chuồng trại thoáng mát giúp bò sinh trưởng tốt.
Bên cạnh đó, từ nguồn cỏ trồng có sẵn, qua tìm hiểu anh Phong đã thực hiện thành công việc ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò. Quy trình ủ chua thức ăn với tỉ lệ 100kg cỏ hoặc thân cây bắp, 5kg cám, 1,5kg muối trộn đều và cám chia thành nhiều lớp khác nhau và phải ủ trong 25 ngày. Khi đủ số ngày lên men, thức ăn được trộn thêm cám, hạt bắp sấy khô, bột cá, đậu nành, muối và các Vitamin cần thiết... Mỗi ngày, một con bò sắp xuất chuồng có thể sử dụng từ 7 - 8kg thức ăn ủ, kết hợp với cho ăn cỏ. Việc sử dụng phương pháp ủ thức ăn trong chăn nuôi rất phù hợp với các giống bò mà anh Phong chọn nuôi gồm: bò lai sind, bò Pháp cọp, bò Brahman, bò Ý.
Anh Phong chia sẻ: “Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn, tạo được nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bò rất thích ăn và tăng trọng nhanh, tạo nạc tốt và giảm được các loại giun sán tấn công”.
Hiện tại, mỗi năm anh Phong có thể xuất chuồng hơn 25 con bò vỗ béo, 450 con bò giống. Sau khi trừ các khoản phí, gia đình anh còn lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Từ đó cuộc sống của gia đình trở nên khá giả hơn.
Mô hình nuôi bò vỗ béo và bán bò giống bằng hình thức nhốt chuồng của anh Đặng Ngọc Phong được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao, do đạt hiệu quả về lợi nhuận và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu huỷ là 5.165 con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang xảy ra nặng ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn.

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày