Mô Hình Nhân Giống Lúa OM4218

Những năm gần đây, chủ trương của hai xã Thái Mỹ và Phước Thạnh – Củ Chi là giảm diện tích lúa năng suất thấp chuyển sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc luân canh với cây trồng cạn. Những năm trước đây, trạm Khuyến nông Củ Chi đã triển khai nhiều mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa, nhân giống và chuyển giao giống mới như OM 4900, OM 576, OM 6162. Kết quả được chính quyền địa phương và bà con nông dân đánh giá cao, 85% sản lượng lúa từ mô hình được bán và trao đổi làm giống tại địa phương.
Phát huy thế mạnh này, Trạm KN Củ Chi tiếp tục chuyển giao giống lúa mới OM 4218 và kỹ thuật nhân giống cho bà con tại 02 xã Thái Mỹ và Phước Thạnh, xác định phát triển cây lúa tại các địa phương trên theo hướng sản xuất giống nhằm nâng cao hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần thay đổi cơ cấu giống cũng như tập quán sử dụng giống bất hợp lý trên địa bàn.
Qua thời gian theo dõi (từ tháng 03/2011 – 08/2011), với 38 hộ tham gia qui mô 15 ha, sử dụng giống OM 4218. Ưu điểm của giống này là kháng sâu rầy tốt, ít đổ ngã, phơi màu và chắc nhanh không đòi hỏi phân nhiều, thích hợp cho vụ Hè Thu tránh được thời tiết bất lợi, cho năng suất trung bình 4,89 tấn/ha, cao hơn 0,39 tấn/ha so với đề cương (4,5 tấn/ha), cao hơn 1,13 tấn/ha so với năng suất bình quân của nông dân.
Hộ đạt kết quả cao nhất 5,61 tấn/ha; hộ có kết quả thấp nhất 4,45 tấn/ha, tuy nhiên hộ này năng suất vẫn cao hơn so với nông dân sản xuất đại trà quanh vùng là 0,69 tấn/ha. Doanh thu trên 1 ha cao hơn dự kiến (27.000.000đ) là 4.785.000 đồng, do giá bán cao (dự kiến bán 6.000 đồng) thực tế bán 6.500 đồng và năng suất tăng 390 kg so với dự kiến, lãi 12.580.000 đồng sau khi trừ chi phí.
Đây là mô hình cho kết quả khả quan, rất phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người trồng lúa
Có thể bạn quan tâm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.