Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nâng Cao Thu Nhập Cho Hội Viên Cựu Chiến Binh

Mô Hình Nâng Cao Thu Nhập Cho Hội Viên Cựu Chiến Binh
Ngày đăng: 27/12/2014

Trong chiến tranh, những anh lính "Bộ đội Cụ Hồ" luôn kiên trung, anh dũng. Trong thời bình, họ ra sức thi đua, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu thị trường, mô hình nuôi thỏ của hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đem lại kết quả phấn khởi.

Tin vui cho hội viên nuôi thỏ ở xã Mỹ Thành Nam là vào tháng 9/2014, Tổ hợp tác nuôi thỏ của Hội Cựu chiến binh chính thức được ra mắt và hoạt động theo quy ước của Tổ hợp tác quy định. Người tiên phong đi đầu, cũng là một trong những hộ nuôi thỏ có hiệu quả kinh tế cao, đó là hộ ông Nguyễn Văn Nhã, sinh năm 1954, cư ngụ ấp 5, xã Mỹ Thành Nam.
Ban đầu, với suy nghĩ tìm giống nuôi phù hợp địa phương và kinh tế gia đình, ông nuôi thử 4 con thỏ cỏ. Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, ông quyết định đi tìm tòi, học hỏi những mô hình thực tế cũng như những thông tin trên báo, đài. Sau 3 năm, đàn thỏ nhà ông đã lên hơn 200 con, trong đó 25 con thỏ nái, mỗi tháng ông cung cấp cho thương lái từ 50 - 60 con thỏ thịt, với mức giá thương phẩm ổn định trên 60.000 đồng/kg, trừ chi phí ông thu lợi nhuận khoảng 30.000 đồng/kg.
Từ thực tiễn, ông Nhã cho biết, chi phí đầu tư ban đầu cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, chuồng trại khá đơn giản, có thể tận dụng tre, gỗ để làm và có thể tự đóng chuồng. Mỗi khu nuôi thỏ ông đều giăng mùng lưới để phòng tránh muỗi và các loại côn trùng gây hại cho thỏ. Thông thường thỏ hay bị bệnh ghẻ và tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với gia đình ông, sau khi thỏ sinh sản được 1 tháng, bắt đầu tách bầy là ông thực hiện tiêm phòng bệnh. Đối với thỏ mẹ, sau khi sinh sản khoảng 2,5 tháng thì tiêm kháng sinh. Sau khi sinh nuôi khoảng 3,5 tháng là thỏ bắt đầu phối giống.
Ông Nguyễn Văn Nhã chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi: "Sau thời gian thử chăn nuôi, tôi chọn giống thỏ cỏ để nhân rộng đàn vì tôi thấy nếu biết áp dụng các khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sử dụng đúng thuốc và phòng trừ kịp thời, vệ sinh chuồng trại đúng cách thì người chăn nuôi sẽ yên tâm vì thỏ sẽ mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định".
Ngoài hộ ông Nhã, hộ ông Lê Văn Tám hay ông Nguyễn Văn Rãnh cùng cư ngụ ấp 5 đều đã có thu nhập khá từ việc nuôi thỏ. Theo kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi này, đối với giống thỏ cỏ, nếu cho ăn thức ăn công nghiệp, thông thường nuôi từ 3 - 3,5 tháng xuất chuồng, trọng lượng thỏ đạt từ 2,2 - 3,5 kg/con, nhưng nếu tăng cường rau, cỏ xanh sẽ giảm bớt chi phí thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, trọng lượng vẫn đảm bảo.
Thời gian qua, để giúp hội viên, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu những cách chăn nuôi hay, cách phòng trị bệnh trên thỏ... Theo ông Phan Minh Diệu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hội Cựu chiến binh sản xuất giỏi xã Mỹ Thanh Nam, mô hình nuôi thỏ là mô hình phù hợp với hộ gia đình, giải quyết công việc trong thời gian nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập.
Ông Diệu cho biết: "Phát huy bản chất anh "Bộ đội Cụ Hồ" nên sau khi các anh trở về địa phương, đã cùng gia đình chăm lo phát triển kinh tế, tìm tòi những cái mới, cái hay vào sản xuất. Từ khi Tổ hợp tác nuôi thỏ được chính thức ra mắt, nguồn cung cho thị trường ngày càng tăng lên, góp phần mang lại nguồn thu đáng kể cho hội viên".
Từ mô hình chăn nuôi thỏ đã góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Phát huy những kết quả đó, thời gian tới, Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam sẽ hỗ trợ Tổ hợp tác mở rộng thị trường để giúp các thành viên trong tổ tăng đàn và nhân rộng mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.

26/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

26/06/2013
Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

04/06/2013
Nông Dân Gặp Khó Trong Vụ Lúa Hè Thu Nông Dân Gặp Khó Trong Vụ Lúa Hè Thu

Hiện nay, bà con nông dân xuống giống vụ lúa hè thu được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, mùa vụ sản xuất năm nay nông dân không chỉ gặp bất lợi về thời tiết mà còn chịu áp lực của giá lúa thương phẩm rẻ, chưa bán được để đầu tư cho sản xuất mà giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao.

27/06/2013
Xã Biển Giàu Nhờ Cá Lóc Ở Quảng Bình Xã Biển Giàu Nhờ Cá Lóc Ở Quảng Bình

Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.

02/01/2013