Mô Hình Mới Cho Lãi Cao Nuôi Cua Mật Độ Cao

Tuy chưa thu hoạch hết số cua hiện có nhưng những hộ thực hiện thí điểm mô hình nuôi cua mật độ cao tại xã Lợi An (Trần Văn Thời - Cà Mau) rất hồ hởi vì cua nuôi mau lớn, tỷ lệ hao hụt thấp, khả năng thu lời cao hơn so với cách nuôi truyền thống…
Cua không thua tôm
Tại đồng tôm của gia đình ông Lê Văn Đây (ấp Tân Thành, xã Lợi An), một trong 5 hộ thực hiện mô hình, tuy mới ngoài 3 tháng nhưng trọng lượng cua đã đạt 250-350g/con. "Với đà lớn nhanh như hiện nay, vụ cua này tôi thu không dưới 2 tấn", ông Đây khẳng định.
Lâu nay nông dân Lợi An chủ yếu chú trọng con tôm, nuôi cua xen canh chỉ được xem như cách làm để tăng thu nhập. Nhưng từ khi thực hiện thí điểm mô hình, suy nghĩ của nhiều người đã thay đổi. Chia sẻ với chúng tôi, ông Đây thừa nhận, hồi trước ông chưa quan tâm nhiều đến chất lượng cua giống nên năng suất, chất lượng cua nuôi còn thấp. Khi tham gia mô hình thí điểm, ông được cán bộ chuyên môn hướng dẫn tận tình kỹ thuật và quy trình nuôi cua.
Theo đó, vuông nuôi cua phải được phơi nứt chân chim, dùng dây thuốc cá diệt cá tạp, sau đó cho nước vào vuông qua màng lọc để hạn chế cá tạp, giáp xác; sử dụng men vi sinh định kỳ để xử lý nguồn nước, đảm bảo các thông số môi trường thích hợp rồi mới thả giống.
Cua giống phải được mua từ những cơ sở có uy tín, sau đó vèo lại cho cua phát triển, đạt kích cỡ bằng hạt me mới thả vào vuông với mật độ 1 con/m2. Trong suốt thời gian nuôi, phải thường xuyên thăm đồng, quan tâm đến lượng thức ăn cho cua vì nếu thiếu thức ăn, cua sẽ chậm lớn, chậm lột xác hoặc cua ăn thịt lẫn nhau dẫn đến hao hụt.
Theo ông Nguyễn Diễu, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang (Khánh Hòa), người nuôi cua mật độ cao phải chú ý theo dõi dịch bệnh, quản lý tốt môi trường ao nuôi, rào lưới xung quanh để hạn chế cua bò từ ao này sang ao khác lây lan dịch bệnh. "Làm theo mô hình mới, tổng chi phí toàn vụ nuôi chỉ khoảng 35 triệu đồng/ha. Kiểm tra sơ bộ tại 5 điểm trình diễn của xã Lợi An thấy, tỷ lệ cua sống trung bình của các ao từ 65-70%, trọng lượng 250-350g/con. Với giá cua 100.000-120.000 đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí, lời khoảng 150 triệu đồng/ha", ông Diễu nói.
Mô hình mới
Nuôi cua mật độ cao là dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang triển khai. Năm 2010, viện thí điểm tại Ninh Bình, năng suất đạt 2,5-3 tấn/ha; năm 2011 triển khai tại Bến Tre, năng suất 1,5-1,7 tấn/ha; năm 2012 thực hiện tại 5 hộ với tổng diện tích 3,4ha của xã Phong Điền (huyện Trần Văn Thời), năng suất 1,7-2 tấn/ha. Hiện, 5 mô hình trình diễn với tổng diện tích 3,7ha tại xã Lợi An cho năng suất 1,7 - 2 tấn/ha.
Ông Trương Thanh Hải, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trần Văn Thời đánh giá: "Qua 2 năm triển khai, chúng tôi thấy mô hình nuôi cua mật độ cao có vốn đầu tư ít, dễ làm nhưng lời không thua con tôm. Nếu nuôi cua nghịch mùa thì lợi nhuận sẽ còn cao hơn".
Theo ông Võ Văn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã Lợi An, thành công của mô hình là thay đổi nhận thức của nông dân, bà con biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật bài bản để hạn chế rủi ro. Thời gian tới, xã sẽ lồng ghép triển khai nhân rộng mô hình cho nhân dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.