Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập

Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập
Ngày đăng: 10/03/2014

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.

Bắp là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao và có đầu ra ổn định. Vì vậy, khi đưa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông đã chọn bắp làm cây màu chủ lực. Theo người trồng bắp, 1 công đất trồng bắp có thể cho lợi nhuận gấp 3 lần 1 công lúa.

Ông Nguyễn Văn Huynh (xã Vĩnh Phú Đông) cho biết: “Tôi có 4 công đất trồng màu, 4 công đất lúa. Năm 2013, 4 công lúa cho tôi lợi nhuận 12 triệu đồng, còn 4 công bắp tôi lãi gần 70 triệu đồng. Bắp rất dễ trồng, nhẹ chi phí, người trồng chỉ cần chịu khó chăm sóc là bắp sẽ phát triển tốt”.

Trồng lúa kết hợp với hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết “bài toán kinh tế” cho những nông dân ít đất sản xuất. Ông Võ Văn Thanh (nông dân ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) nói: “Tôi có 2 công đất, nhưng tôi trồng bắp là chủ yếu. Mỗi năm, bắp trồng được 4 vụ, còn lúa chỉ làm được 2 vụ. Lợi nhuận từ cây bắp mang lại cao hơn cây lúa”.

Ở xã Vĩnh Phú Đông, phần lớn bắp được tiêu thụ tại chỗ. Ven tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, các hộ dân trồng bắp rồi luộc bán tại nhà. Bà Võ Thị Du (ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) bày tỏ: “Trước đây, lúc thời gian nhàn rỗi, tôi không biết làm gì. Từ ngày nhà tôi trồng bắp mỗi ngày tôi bán bắp sống và bắp luộc có thể lời từ 300.000 - 500.000 đồng”.

Những cánh đồng lúa bạt ngàn xen lẫn với ruộng bắp xanh rì đang từng ngày làm “thay da đổi thịt” ở Vĩnh Phú Đông - một xã của huyện nông thôn mới. Lúa - màu đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho nông dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ghép cá lóc Nuôi ghép cá lóc

Cá lóc giờ đây đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của người dân Nam bộ. Có rất nhiều hình thức nuôi cá lóc nhưng phổ biến nhất là nuôi thâm canh trong ao đất với năng suất lên đến hàng trăm tấn/ha.

14/09/2015
Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm Ngư dân huyện U Minh được mùa cá cơm

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch là thời điểm ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt tay vào mùa khai thác cá cơm.

14/09/2015
Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai Thả 3000 cá dìa giống xuống đầm Cầu Hai

Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

14/09/2015
Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

14/09/2015
Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…

14/09/2015