Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.
Bắp là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao và có đầu ra ổn định. Vì vậy, khi đưa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông đã chọn bắp làm cây màu chủ lực. Theo người trồng bắp, 1 công đất trồng bắp có thể cho lợi nhuận gấp 3 lần 1 công lúa.
Ông Nguyễn Văn Huynh (xã Vĩnh Phú Đông) cho biết: “Tôi có 4 công đất trồng màu, 4 công đất lúa. Năm 2013, 4 công lúa cho tôi lợi nhuận 12 triệu đồng, còn 4 công bắp tôi lãi gần 70 triệu đồng. Bắp rất dễ trồng, nhẹ chi phí, người trồng chỉ cần chịu khó chăm sóc là bắp sẽ phát triển tốt”.
Trồng lúa kết hợp với hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết “bài toán kinh tế” cho những nông dân ít đất sản xuất. Ông Võ Văn Thanh (nông dân ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) nói: “Tôi có 2 công đất, nhưng tôi trồng bắp là chủ yếu. Mỗi năm, bắp trồng được 4 vụ, còn lúa chỉ làm được 2 vụ. Lợi nhuận từ cây bắp mang lại cao hơn cây lúa”.
Ở xã Vĩnh Phú Đông, phần lớn bắp được tiêu thụ tại chỗ. Ven tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, các hộ dân trồng bắp rồi luộc bán tại nhà. Bà Võ Thị Du (ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) bày tỏ: “Trước đây, lúc thời gian nhàn rỗi, tôi không biết làm gì. Từ ngày nhà tôi trồng bắp mỗi ngày tôi bán bắp sống và bắp luộc có thể lời từ 300.000 - 500.000 đồng”.
Những cánh đồng lúa bạt ngàn xen lẫn với ruộng bắp xanh rì đang từng ngày làm “thay da đổi thịt” ở Vĩnh Phú Đông - một xã của huyện nông thôn mới. Lúa - màu đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho nông dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.