Mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao

Nếu như trước đây, nhiều người nuôi tôm sú trong mô hình lúa - tôm kết hợp, thì nay, tôm sú dần được thay thế bằng con tôm càng xanh. Bởi, tôm càng xanh bán được giá khá cao, năng suất ổn định. Và như vậy, diện tích nuôi tôm càng xanh ngày càng tăng. Cụ thể ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), năm 2010 diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 180ha, nhưng đến nay đã tăng lên trên 750ha.
Nông dân áp dụng 3 hình thức nuôi chủ yếu là: nuôi tôm càng xanh 2 vụ/năm; nuôi 1 vụ tôm sú - 1 vụ tôm càng xanh xen lúa; và nuôi 2 vụ tôm sú - 1 vụ tôm càng xanh không trồng lúa. Trong đó, hình thức nuôi tôm càng xanh 2 vụ/năm (không canh tác lúa) cho năng suất rất cao.
Để giúp nông dân trong huyện nắm bắt những kỹ thuật cần thiết áp dụng vào mô hình sản xuất lúa - tôm, ngành chức năng huyện Hồng Dân đã mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người nuôi tôm cách chọn giống, tạo nguồn thức ăn bổ sung để tôm phát triển nhanh… Trong đó, việc tạo nguồn thức ăn thêm cho tôm nuôi trên ruộng lúa từ khoai mì, khoai lang, cá tạp được nhiều hộ dân áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà con ở vùng chuyển đổi vẫn lo lắng về chất lượng con giống trên thị trường. Nhiều người cho rằng, cần có điểm phân phối tôm giống đạt chất lượng cho vùng chuyển đổi nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.
Theo ông Trần Minh Lý, Phó phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân: “Để giúp người dân vùng chuyển đổi lúa - tôm của huyện yên tâm phát triển sản xuất, trước mỗi vụ nuôi, Phòng NN&PTNT huyện đều cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp giúp người dân xử lý, cải tạo môi trường; đồng thời cử cán bộ đến các trại sản xuất tôm giống để lấy mẫu xét nghiệm. Và từ kết quả xét nghiệm, đơn vị sẽ cung cấp địa chỉ sản xuất tôm giống đạt chất lượng để bà con đến mua giống về thả nuôi”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày giáp Tết Ất Mùi vừa qua, nhiều chủ ruộng dưa ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh - Bình Thuận) ngậm ngùi bỏ lại ruộng dưa không thèm thu hoạch! Ngoài đồng dưa bỏ lăn lóc, bên vệ đường những điểm thu mua dưa chất đống như núi với giá 1.200 đồng/ký, chỉ bằng 1/10 của mùa dưa năm ngoái...

Bằng tinh thần, ý chí và nghị lực của một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, ông Tùng đã trồng thành công quýt hồng trên đỉnh núi Cấm. Sự thành công sau hàng chục năm kiên trì của ông không chỉ giúp cho gia đình ông thóat nghèo mà còn mở ra một triển vọng về mô hình trồng cây có múi trên núi cho nhiều nông dân vùng Bảy Núi.

Đó là cây xoài của gia đình ông Lê Văn Hùng ở quận 12, TPHCM. Cách đây 3 tháng, ông Hùng mua mấy cây xoài về trồng để tạo bóng mát trong khuôn viên nhà. Sau một thời gian chăm sóc, các cây xoài phát triển bình thường nhưng có một cây cao khoảng 1,2m ra khá nhiều bông, cuống bông dài hơn 0,5m (ảnh).

Sau Tết Ất Mùi, giá ổi tiếp tục giữ ở mức cao hơn so với các loại trái cây khác. Ông Huỳnh Văn Long ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, trồng 6 công ổi Đài Loan, hiện giá ổi được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7.000 - 8.000 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 1.000 - 2.000 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, sau khi trừ phí ông còn lợi nhuận khoảng 5.000 đồng/kg.

Từ giữa năm 2014 đến nay, nhiều loại rau hàng hóa trên thị trường rơi vào cảnh “rớt giá”, có thời điểm, giá rau rẻ như cho. Thực trạng đó đang đặt ra bài toán cho các cấp ngành quản lý, các doanh nghiệp và người trồng rau trong quy hoạch, trồng cũng như bảo quản, chế biến rau sạch.