Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch
Ngày đăng: 17/05/2012

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Nằm ven sông Hồng, phường Lĩnh Nam được thiên nhiên ban tặng cho đất đai phù sa, màu mỡ. Tận dụng ưu thế này, hàng trăm năm qua, người dân nơi đây đã phát triển nghề trồng rau. Để giúp nông dân nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, canh tác rau sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Ban Quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam luôn trăn trở tìm hướng đi cho vùng chuyên canh rau sao cho hiệu quả và bền vững, trong đó quan tâm đến việc trồng rau theo hướng RAT.

Đến nay, toàn phường có 800 hộ trồng rau với diện tích trên 100ha theo quy trình sản xuất RAT, có hệ thống nhà lưới, hệ thống dẫn nước tưới sạch ngay tại bờ và hệ thống nhà sơ chế. Rau ở Lĩnh Nam cho thu nhập quanh năm, năng suất cao và chất lượng đảm bảo, được thị trường chấp nhận. Mặc dù HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam mới chỉ thu mua được 1/3 lượng rau sản xuất trong vùng, tương đương với khoảng 13 tấn/ngày nhưng cũng đã giúp người dân có được một kênh tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, với lợi thế gần chợ đầu mối nên các tư thương về mua buôn rất nhiều, không có tình trạng bị ép giá.

Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, để có được những thay đổi trong tập quán sản xuất của bà con trong vùng như hiện nay. Thời gian đầu, khi mới triển khai mô hình, HTX thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình nhằm bảo vệ môi trường và giảm chi phí trong sản xuất. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng cơ bản như: lưới che, hệ thống ống dẫn nước tưới... Lúc đầu, khi mới triển khai mô hình theo tiêu chuẩn, quy trình trồng RAT, người dân còn hoài nghi vì chi phí cho trồng RAT cao hơn so với trồng rau theo kiểu truyền thống. Song được sự hỗ trợ của Hội Nông dân TP trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân Lĩnh Nam đã yên tâm sản xuất với mô hình này.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rau khác nhau, giá thành thấp nhưng rau của phường Lĩnh Nam vẫn được nhiều khách hàng biết đến và chủ động đến ký hợp đồng mua với số lượng lớn như bếp ăn của Công ty Bánh kẹo Hải Hà (400kg/ngày), Trường tiểu học Phương Liệt (200kg/ngày) và nhiều bếp ăn của các trường nầm non trong vùng… Nghề trồng rau đã và đang mang lại đời sống kinh tế khá giả cho người dân nơi đây với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

  

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

02/10/2014
Vinamilk Tiếp Tục Nhập Bò Sữa Từ Úc Vinamilk Tiếp Tục Nhập Bò Sữa Từ Úc

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

02/10/2014
Vai Trò Của Nhóm, Tổ Vai Trò Của Nhóm, Tổ

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.

02/10/2014
Nghề Nuôi Ong Ở Núa Ngam Nghề Nuôi Ong Ở Núa Ngam

Những năm gần đây, phong trào nuôi ong lấy mật ở xã vùng cao Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên) có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời trực tiếp góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương.

02/10/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Nái Sinh Sản Ở Sóc Trăng Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Nái Sinh Sản Ở Sóc Trăng

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi giữ ở mức cao, người chăn nuôi ở Sóc Trăng đang dần lấy lại lợi nhuận sau thời gian dài thua lỗ. Một số hộ sau thời gian treo chuồng đang gầy đàn lại, do đó giá heo giống cũng đang tăng, giúp cho các hộ nuôi heo sinh sản có thu nhập cao.

02/10/2014