Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).
Sau khi đất nước thống nhất, ông Bảy rời quân ngũ, trở về địa phương. Nhà có 10 công đất ruộng nhưng chỉ làm được 1 vụ lúa trong năm với sản lượng thấp (10 giạ/công) nên cuộc sống gia đình hết sức khó khăn.
Với bản chất người lính Cụ Hồ cần cù, chịu khó, ông không ngừng tham khảo, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất lúa không ngừng tăng lên, bình quân mỗi công đạt khoảng 45 giạ.
Năm 2003, thấy nhiều nơi nông dân khá lên từ nuôi ếch, ông Bảy liền bắt tay nghiên cứu thị trường, tham khảo kỹ thuật nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi thử 5 con ếch đẻ để bán con giống, không ngờ lợi nhuận thu được trên 25 triệu đồng. Từ đó, ông đẩy mạnh phát triển nuôi ếch.
Hiện tại, với 9 hầm bao bạt nuôi hơn 100 con ếch đẻ, mỗi năm, gia đình ông Bảy cung cấp cho thị trường khoảng 250.000 con ếch giống (giá 1.000 đồng/con). Từ nguồn ếch giống này, ông Bảy lãi gần 250 triệu đồng/năm. Ông Bảy chia sẻ: “Muốn nuôi ếch thành công, đòi hỏi người nuôi phải biết đặc tính sinh học của ếch.
Đồng thời phải biết cách phát hiện, phòng trị một số bệnh thường gặp của ếch. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của ếch, không để nguồn nước trong ao nuôi ô nhiễm, tăng cường các khoáng chất và cân đối lượng thức ăn hợp lý”.
Ngoài trồng lúa và nuôi ếch, ông Bảy còn nuôi thêm rắn ri tượng cái để bán rắn giống với giá 80.000 đồng/con. Nhờ thực hiện hiệu quả mô hình sản xuất đa con nên cuộc sống gia đình ông Bảy ngày càng khấm khá.
Là nông dân sản xuất giỏi, hội viên Hội Cựu chiến binh gương mẫu, ông Bảy luôn thể hiện tính tiên phong, gương mẫu trong mọi phong trào hành động cách mạng ở địa phương, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.