Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá - Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức tổng kết đánh giá Dự án “Nhân rộng mô hình kết hợp nuôi cá - lúa” ở huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Phú Cường (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) với quy mô 2 ha/2 huyện/10 hộ tham gia.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua 7 tháng nuôi, hiện các hộ đang thu hoạch cá đạt 3,5tấn/ha, lợi nhuận từ mô hình nuôi cá kết hợp trồng 3 vụ lúa cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa.
Đây là mô hình giúp nông dân đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong ruộng lúa, nhất là vùng bị ảnh hưởng lũ; không những tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương trong mùa lũ, còn là hình thức sản xuất cá - lúa ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường nhằm tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, mô hình đã giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, có khả năng nhân rộng và bền vững trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/mo-hinh-ket-hop-nuoi-ca-lua-giup-nong-dan-tang-thu-nhap-569511/
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Ngoài đầu tư về kinh phí, Chi cục đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm ở những vùng đã nuôi cá lồng; hướng dẫn nông dân cách làm lồng cá, chăm sóc cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh phù hợp; kiểm tra lồng thường xuyên, vệ sinh lồng định kì...

“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.

Đại biểu dự hội thảo được triển khai các điều kiện và quy trình cơ bản trong sản xuất tôm sú giống như: cơ sở sản xuất, chất lượng và quy trình xử lý nước, điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh, có hồ sơ ghi chép hoạt động sản xuất, vận chuyển và nuôi tôm bố mẹ.