Mô Hình Hầm Khí Bioga Tiết Kiệm Khí Đốt 400.000 - 500.000 Đồng/tháng

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết: Dự án khí sinh học được triển khai từ năm 2007. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng được 32 hầm khí bioga, nâng tổng số đến nay đã xây dựng được 350 hầm bioga, hiện hầm khí bioga tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tháng.
Chị Sơn Thị Oanh Ni, ở khóm 3, thị trấn Châu Thành cho biết: Gia đình tôi chuyên nuôi heo, lượng heo có trong chuồng thường xuyên khoảng 10 - 15 con, năm 2007 được Trạm KNKN huyện hỗ trợ xây hầm khí bioga kết hợp với nuôi heo nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và tận dụng nguồn khí đốt để phục vụ sinh hoạt gia đình, kinh phí hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm bioga, gia đình đầu tư thêm 07 triệu đồng xây dựng hầm khí biogas dung tích 7,6m3.
Đến nay, hầm khí sử dụng vẫn còn hiệu quả đảm bảo đủ khí để phục vụ sinh hoạt cả gia đình, mùi hôi từ phân heo giảm đáng kể. Trung bình mỗi tháng sử dụng hầm khí bioga, tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng, dự kiến hầm khí bioga có thể sử dụng 10 - 15 năm.
Hiện nay, việc phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng hầm khí bioga của Dự án khí sinh học giữa Việt Nam - Hà Lan đang là giải pháp đa tiện ích, không những hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm khí đốt, giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần giúp ngành Chăn nuôi phát triển lâu dài, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình rét đậm rét hại đang ảnh hưởng nặng nề tới các tỉnh miền núi phía Bắc, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã cử 3 đoàn công tác nhằm đôn đốc việc phòng chống rét cho gia súc, gia cầm tại đây.

Hiện nay, các hộ dân làm bột, chăn nuôi heo trên địa bàn xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) rất phấn khởi bởi giá đang ở mức khá cao, dao động từ 47 - 48 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá này, người nuôi có lãi từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/tạ.

Giá heo hơi những ngày qua đã liên tục tăng, đạt mức 50.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động nhưng diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ lại khác nhau.

Thời gian gần đây, tình trạng người dân trên địa bàn thôn Phú Lạc, xã Bình Thành (Tây Sơn - Bình Định) tập trung đến khu vực trồng mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chặt ngọn mía để làm thức ăn cho bò diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại nhiều diện tích mía.

Chưa bao giờ nông dân trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó.