Mô Hình Hầm Khí Bioga Tiết Kiệm Khí Đốt 400.000 - 500.000 Đồng/tháng

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết: Dự án khí sinh học được triển khai từ năm 2007. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng được 32 hầm khí bioga, nâng tổng số đến nay đã xây dựng được 350 hầm bioga, hiện hầm khí bioga tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tháng.
Chị Sơn Thị Oanh Ni, ở khóm 3, thị trấn Châu Thành cho biết: Gia đình tôi chuyên nuôi heo, lượng heo có trong chuồng thường xuyên khoảng 10 - 15 con, năm 2007 được Trạm KNKN huyện hỗ trợ xây hầm khí bioga kết hợp với nuôi heo nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và tận dụng nguồn khí đốt để phục vụ sinh hoạt gia đình, kinh phí hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm bioga, gia đình đầu tư thêm 07 triệu đồng xây dựng hầm khí biogas dung tích 7,6m3.
Đến nay, hầm khí sử dụng vẫn còn hiệu quả đảm bảo đủ khí để phục vụ sinh hoạt cả gia đình, mùi hôi từ phân heo giảm đáng kể. Trung bình mỗi tháng sử dụng hầm khí bioga, tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng, dự kiến hầm khí bioga có thể sử dụng 10 - 15 năm.
Hiện nay, việc phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng hầm khí bioga của Dự án khí sinh học giữa Việt Nam - Hà Lan đang là giải pháp đa tiện ích, không những hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm khí đốt, giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần giúp ngành Chăn nuôi phát triển lâu dài, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS)”.

Chúng tôi về Cty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) khi đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường Ấn Độ do ông Susil Solomon, Viện trưởng dẫn đầu, đang cặm cụi bên những giống mía năng suất, chất lượng nhất.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay đã có 150 tổ chức, cá nhân tại Lâm Đồng được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Qrganic, quy mô là 2.000ha, nhằm đáp ứng rau an toàn cho thị trường.

Sáng 29/7, UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã tổ chức hội nghị công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch".

Theo báo cáo của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,lượng đường còn tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15-7 là 300.180 tấn,thấp hơn cùng kỳ năm trước 157.710 tấn.