Mô Hình Gà Thịt Thả Vườn Đạt Hiệu Quả

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.
Mục tiêu của mô hình nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao ở vùng gò đồi, từng bước hình thành chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng "thương hiệu gà đồi" cho địa phương có lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi gà ở vùng gò đồi.
Đến nay, sau 2 - 3 tháng nuôi, gà sinh trưởng và phát triển tốt, gà đạt trọng lượng bình quân 1,5kg/con, dự kiến gà nuôi 3 - 4 tháng tuổi đạt trên 1,7kg/con, với giá bán 70.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí (thức ăn, thuốc thú y, điện, khấu hao chuồng trại) thì người chăn nuôi lãi khoảng 22.160 đồng/con.
Theo đánh giá, gà thích nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống và chuồng trại của các địa phương, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 91%, ít bệnh tật, chất lượng gà thịt ngon, dễ bán hơn các giống gà khác, có thể khuyến khích nhân rộng trong sản xuất.
Từ kết quả đạt được của mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Bình đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình, từng bước xây dựng thương hiệu gà đồi cho các địa phương, nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.

Theo các chủ bè cá, giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường thời điểm này khan hiếm, bởi trước đó nhiều bè cá thua lỗ đã "treo" bè. Hiện nhiều thương lái đến vùng nuôi cá điêu hồng ở Cồn Thới lùng sục để mua cá điêu hồng loại lớn từ 1-1,2 kg để cung cấp cho thị trường, nhưng cá loại này rất khan hiếm do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nên các chủ bè tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn.

Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…

Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản ở ven đê. Tuy nhiên, các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa mưa bão như các hộ dân vẫn làm hiện nay dường như chưa thể khiến họ an tâm...

Nhìn những thanh niên trẻ măng sinh năm 1991-1993, khó ai có thể tin họ đang là những người “đứng mũi chịu sào” lo lắng công việc của thôn làng và nhận được tín nhiệm cao của người dân trong thôn.