Mô Hình Gà Thịt Thả Vườn Đạt Hiệu Quả

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.
Mục tiêu của mô hình nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn chất lượng cao ở vùng gò đồi, từng bước hình thành chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng "thương hiệu gà đồi" cho địa phương có lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi gà ở vùng gò đồi.
Đến nay, sau 2 - 3 tháng nuôi, gà sinh trưởng và phát triển tốt, gà đạt trọng lượng bình quân 1,5kg/con, dự kiến gà nuôi 3 - 4 tháng tuổi đạt trên 1,7kg/con, với giá bán 70.000 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ các chi phí (thức ăn, thuốc thú y, điện, khấu hao chuồng trại) thì người chăn nuôi lãi khoảng 22.160 đồng/con.
Theo đánh giá, gà thích nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, nước uống và chuồng trại của các địa phương, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 91%, ít bệnh tật, chất lượng gà thịt ngon, dễ bán hơn các giống gà khác, có thể khuyến khích nhân rộng trong sản xuất.
Từ kết quả đạt được của mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Bình đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình, từng bước xây dựng thương hiệu gà đồi cho các địa phương, nâng cao giá trị thu nhập cho người chăn nuôi, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Tại chợ Long Biên, phần lớn cam đổ về chợ là cam Trung Quốc, cam Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, cam Trung Quốc bán đổ đống với giá 15.000-17.000 đồng/kg. Từ chợ Long Biên, cam về các chợ nhỏ lẻ, được “thay tên, đổi họ” gắn mác cam Vinh bán với giá cao.

Sau 2 năm dự án cạnh tranh nông nghiệp “vào” với vùng cam Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An), những vườn đồi cam nơi đây đã có sự đổi thay rõ rệt. Chất lượng cũng như năng suất cây cam được cải thiện, thu nhập và đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể.