Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Đội Thủy Nông

Mô Hình Đội Thủy Nông
Ngày đăng: 27/03/2014

Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.

TẠI cánh đồng rộng hơn 23ha của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, thời điểm này những năm về trước đông nghịt người chờ lấy nước để cây lúa kịp làm đòng, thì nay chỉ có sự góp mặt của 3 nông dân ở đội thủy nông. Năm nay, gia đình ông Nguyễn Tấn Trắc (một nông dân trong tổ) gieo sạ hơn 5 sào lúa nhưng gia đình ông không phải có mặt liên tục tại ruộng như mấy năm trước.

“Mấy năm trước khi vào mùa, cả gia đình tôi phải túc trực liên tục cả đến đêm khuya mới kịp lấy được nước cho việc cày ruộng. Nhưng từ 3 năm nay, việc làm ruộng của gia đình tôi có phần thảnh thơi hơn. Cứ ruộng nhà tôi mà khô nước thì đội thủy nông sẽ tự động tháo nước vào đám ruộng. Không phải lo nước cho cây lúa như mọi năm” - ông Trắc cho biết.

Theo bà con của thôn Tú Nghĩa, đội thủy nông của tổ 11 hoạt động rất hiệu quả. Mỗi hộ chỉ cần tự nguyện đóng 10kg lúa/sào/năm thì không cần phải lo việc lấy nước ở ngoài đồng.

Từ việc dọn vệ sinh các con mương, đến việc lấy nước vào cho từng sào ruộng của người dân đều do đội thủy nông này phụ trách. “Để những dòng nước chuyển về chân ruộng của bà con, đội thủy nông phải lấy nước từ đập Phố Thị dẫn tận 3km mới xuống được ruộng của tổ 11. Từ đầu mùa cho đến cuối mùa, chúng tôi phải có mặt liên tục ở cánh đồng.

Vụ đông xuân thì đỡ vất vả chứ vụ hè thu thường xuyên thiếu nước chúng tôi phải thức tận sáng để lấy nước cho kịp bà con sạ. Mình cũng phải coi ruộng của bà con như ruộng của mình thì mới làm tốt được công việc này” - ông Nguyễn Tấn Lanh, thành viên của đội thủy nông nói.

Đến nay, 100% hộ dân tại tổ 11, thôn Tú Nghĩa đều tham gia mô hình này. Người dân không phải lo chuyện chỗ này thiếu nước, chỗ kia thừa nước. Cũng không còn cảnh phải giành giật lấy nước vào ruộng gây mất tình làng nghĩa xóm.

Ông Trịnh Xuân A - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tú cho biết: “Đội thủy nông của các thôn được thành lập từ rất lâu, hoạt động cũng cầm chừng nhưng đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa hoạt động rất hiệu quả. Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ củng cố, kiện toàn hệ thống đội thủy nông cơ sở để giúp bà con trong việc phát triển nông nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

29/07/2013
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Cấy Lúa Chống Hạn Ở Phước Chiến

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

29/07/2013
Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại Anh Trần Dưỡng Làm Giàu Từ Trang Trại

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

29/07/2013
Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013