Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Mô Hình Đầu Tiên Nuôi Cá Tra Trong Ao Đất

Mô Hình Đầu Tiên Nuôi Cá Tra Trong Ao Đất
Ngày đăng: 17/02/2014

Để có thêm nguồn cá tra tại chỗ cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh lân cận mà không cần phải vận chuyển từ miền Nam ra, lần đầu tiên mô hình nuôi cá tra trong ao đất được thử nghiệm thành công ở nhà ông Lê Cổ (thôn An Châu, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

Hộ ông Lê Cổ thôn An Châu, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng được chọn làm mô hình nuôi cá tra thí điểm để nhân rộng ra các xã lân cận.

Ngày 19/8/2006, ông nhận về 22.000 con cá giống có kích cỡ từ 4 - 6 cm. Trước khi thả vào bể xi măng để tạm ương nuôi, ông thả cá trong dung dịch nước muối từ 2 - 3% trong vòng 5 - 6 phút để sát trùng, diệt khuẩn... Thời gian đầu, ông cho cá ăn theo lượng thức ăn bằng 7% trọng lượng thân và sau đó tăng dần, cho ăn 3 lần/ngày.

Song song với việc ương nuôi trong bể, ông cải tạo ao đất bằng cách tát cạn, phơi nắng 3 ngày, sau đó bón vôi từ 7 kg - 10 kg/ 100 m2, cấp nước và pha màu cho nước bằng 100 kg phân chuồng/1.000 m2. Sau 1 tháng ương nuôi trong bể xi măng, ông đưa số cá còn lại khoảng 18.000 con có kích cỡ từ 10 - 12 cm, tương đương 15 - 17 gram/ con ra ao đất rộng 4.000 m2 , sâu từ 1,5 đến 3 mét, với mật độ khoảng 4 con/m2.

Giai đoạn này cá đã lớn, ông cho cá ăn khoảng 3% trọng lượng thân và cho ăn loại thức ăn viên công nghiệp như Savefeed 7932, thức ăn tự chế biến. Cứ 10 ngày ông kiểm tra “sức khỏe” của cá, độ sạch của nước ra vào để xử lý kịp thời.

Trọng lượng cá bình quân sau gần 4 tháng nuôi đạt từ 0,5 đến 0,8 kg/con. Ông Cổ tạm tính, giá thành mỗi ký cá khoảng 10.000 đồng, nếu nuôi 8 tháng xuất bán với giá 14.000 đồng/kg thì lãi mỗi kg cá là 4.000 đồng.

Dự kiến khi thu hoạch khoảng trên 10 tấn cá, tương đương với 140 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 40 triệu (8 tháng nuôi), trung bình mỗi tháng lãi 5 triệu đồng - một con số mơ ước và hấp dẫn đối với nông dân. Hiện nay, cá tra, ba sa (thịt) phải nhập từ TP.HCM về Đà Nẵng.

Đây là mô hình nuôi cá tra đầu tiên và quy mô nhất tại TP. Đà Nẵng. Tuy còn trong giai đoạn thể nghiệm, nhưng có thể mở ra một hướng mới trong việc đưa giống cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long “di thực” về miền Trung. Tuy nhiên cái khó nhất hiện nay vẫn là vốn và con giống.

Hiện nay, con giống cá tra phải vận chuyển quá xa (TP.HCM) nên hao hụt nhiều. Đại diện Sở thủy sản nông lâm Đà Nẵng cho biết, vài năm tới, sẽ có trại sản xuất cá tra giống tại xã Hòa Khương thuộc huyện Hòa Vang.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Tra Quy Trình Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Tra

Trước khi nuôi, ao cần được diệt cá tạp và mầm bệnh bằng cách tháo hoặc tát cạn hết nước, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10kg/100m2. Phơi đáy ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.

02/08/2013
Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 2 Đôi Điều Về Cá Tra Và Cá Basa Phần 2

Người ta chưa biết nhiều về thói quen ăn uống của loài cá này. Và sự phân loại về chúng cũng chưa cổ tính thuyết phục. Loài cá này sống phần lớn cuộc đời ở vùng nước ven bờ biển. Chúng chỉ di trú vào sông Mekong (di chuyển ngược dòng) để sinh sản chứ không vào bất kỳ con sông nào khắc.

03/03/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa

Cá tra ăn tạp hơn nên mau lớn hơn cá basa. Nếu nuôi cá basa 8-9 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng trung bình lkg/con. Còn với trọng lượng đó thì chỉ cần nuôi cá tra trong vòng 6-7 tháng.

03/03/2013
Bệnh Nhiễm Trùng Máu Cá Tra Bệnh Nhiễm Trùng Máu Cá Tra

Bệnh nhiễm trùng máu hay còn gọi là bệnh đốm đỏ là một loại bệnh khá phổ biến trong các ao nuôi cá tra thâm canh. Trong trường hợp bị dịch nặng, cá có thể chết đến 80-90%. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, trong đó chủ yếu thuộc giống Aeromonas. Vi khuẩn này có sẵn trong các môi trường nước nhưng chúng ưa sống trong những môi trường nước giàu chất hữu cơ.

08/08/2013
Phòng Và Trị Các Bệnh Trên Cá Tra Con Phòng Và Trị Các Bệnh Trên Cá Tra Con

Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng.

31/07/2013