Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Mang Lại Hiệu Quả

Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Mang Lại Hiệu Quả
Ngày đăng: 18/07/2013

Ngày 16-7, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam. Đến dự có các chuyên gia Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Chi cục Bảo vệ thực vật 22 tỉnh, thành phía Nam.

Mô hình “công nghệ sinh thái” gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa” là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích, phòng chống rầy nâu gây bệnh vi rút trên cây lúa.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, mô hình được sự hỗ trợ của chuyên gia IRRI lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 - 2010 tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Đến nay đã có 131 xã, 65 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phía Nam ứng dụng mô hình “công nghệ sinh thái”. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là: Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… với tổng diện tích 5.083 ha, thu hút 7.814 hộ nông dân tham gia, với 228 mô hình.

Mô hình này trồng các loài hoa: Soi nhái, hoa xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ... trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.

Trên các cánh đồng áp dụng mô hình “công nghệ sinh thái”, ong ký sinh và các loại thiên địch khác có mật số gia tăng đáng kể, nông dân giảm chi phí phun thuốc trừ sâu 50%, năng suất lúa cũng cao hơn. Qua đó tăng thu nhập của nông dân từ 900.000 - 2.900.000 đồng ha/vụ; đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa, cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, mô hình “công nghệ sinh thái” rất hiệu quả trong việc hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, sắp tới mô hình “công nghệ sinh thái” sẽ được nhân rộng tới tất cả các tỉnh, thành phía Nam; đồng thời để phát huy hiệu quả mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” nông dân cần kết hợp đồng bộ với việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như: Ba giảm - ba tăng, IPM, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao Hiệu Quả Từ Trồng Ngô Mật Độ Cao

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.

29/06/2013
Giải Pháp Mới Cho Nuôi Tôm Công Nghiệp Giải Pháp Mới Cho Nuôi Tôm Công Nghiệp

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

29/06/2013
Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

29/06/2013
Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

29/03/2013
Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”? Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”?

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

29/06/2013