Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Mang Lại Hiệu Quả

Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Mang Lại Hiệu Quả
Ngày đăng: 18/07/2013

Ngày 16-7, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam. Đến dự có các chuyên gia Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Chi cục Bảo vệ thực vật 22 tỉnh, thành phía Nam.

Mô hình “công nghệ sinh thái” gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa” là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích, phòng chống rầy nâu gây bệnh vi rút trên cây lúa.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, mô hình được sự hỗ trợ của chuyên gia IRRI lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 - 2010 tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Đến nay đã có 131 xã, 65 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phía Nam ứng dụng mô hình “công nghệ sinh thái”. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là: Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… với tổng diện tích 5.083 ha, thu hút 7.814 hộ nông dân tham gia, với 228 mô hình.

Mô hình này trồng các loài hoa: Soi nhái, hoa xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ... trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.

Trên các cánh đồng áp dụng mô hình “công nghệ sinh thái”, ong ký sinh và các loại thiên địch khác có mật số gia tăng đáng kể, nông dân giảm chi phí phun thuốc trừ sâu 50%, năng suất lúa cũng cao hơn. Qua đó tăng thu nhập của nông dân từ 900.000 - 2.900.000 đồng ha/vụ; đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa, cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, mô hình “công nghệ sinh thái” rất hiệu quả trong việc hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, sắp tới mô hình “công nghệ sinh thái” sẽ được nhân rộng tới tất cả các tỉnh, thành phía Nam; đồng thời để phát huy hiệu quả mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” nông dân cần kết hợp đồng bộ với việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như: Ba giảm - ba tăng, IPM, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa...


Có thể bạn quan tâm

Thanh long chuẩn VietGAP sắp vào siêu thị Nhật Bản Thanh long chuẩn VietGAP sắp vào siêu thị Nhật Bản

Hiện tại, đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn thanh long mang tính khảo sát được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, trái thanh long sẽ có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.

26/09/2015
IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm nhẹ IGC dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 giảm nhẹ

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2015-16 đạt 477 triệu tấn, giảm nhẹ so với 479 triệu tấn niên vụ 2014-15 và giảm so với 479 triệu tấn ước tính trước đó.

26/09/2015
Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.

26/09/2015
Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao

Nhiều gia đình trồng hồng tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang thu mua hồng tại vườn với giá 6.500 - 7.000 đồng/kg.

26/09/2015
Sẽ khởi kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam Sẽ khởi kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày 24-9, theo sự phân công của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, ông Âu Thanh Long, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ cho biết, đã xúc tiến các thủ tục để khởi kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu tại Việt Nam.

26/09/2015