Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trạm KN huyện Hoài Ân thực hiện có hiệu quả 2 mô hình (MH): “Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học” tại thị trấn Tăng Bạt Hổ và “Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” tại xã Ân Tín...
Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.
Tại thôn Gia Chiểu, thị trấn Tăng Bạt Hổ, MH nuôi heo trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 11 con heo. Các khâu thiết kế chuồng trại, làm nền đệm lót và quá trình chăn nuôi thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Kết quả, heo hoạt động tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh.
Với trọng lượng con giống thả nuôi 16 kg/con, sau 80 ngày nuôi đạt trọng lượng bình quân 75 kg/con, chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng, với giá bán thời điểm hiện nay là 43.000 đồng/kg hơi, lợi nhuận của MH đạt gần 6,78 triệu đồng/hộ. Theo các hộ tham gia MH, nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh, giảm chi phí chăn nuôi...
MH nuôi gà trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, số lượng gà được thả nuôi trên nền đệm lót là 500 con/hộ. Với giống gà ta, sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 1,5 kg/con, với giá bán 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 39 triệu đồng.
Việc nuôi gà trên đệm lót cũng giúp người chăn nuôi giảm được chi phí thuốc thú y và công chăm sóc, cũng như công dọn dẹp chuồng trại. Ngoài ra, chi phí để làm đệm lót sinh học chỉ vào khoảng 25.000 đồng/m2 chuồng, phù hợp với khả năng đầu tư của hộ chăn nuôi. Độ bền của đệm lót sinh học bình quân 3 năm, nếu bảo quản tốt, thường xuyên bổ sung nguyên liệu làm đệm và chế phẩm Balasa N01 sẽ giúp kéo dài 6 năm mới phải làm lại nền mới.
Về mặt môi trường, khi sử dụng đệm lót sinh học, các chất thải của heo, gà được vi sinh vật phân hủy, không gây mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường. MH cũng mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là chăn nuôi nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư. Với kết quả này, trong thời gian tới Trung tâm sẽ nhân rộng MH ra các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành vừa cắm mốc quy hoạch 37,5ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt tại xã Tam Hải. Trong đó, tại thôn Thuận An có 17ha, thôn Bình Trung 10ha, thôn Đông Tuần 5ha, thôn Tân Lập 3ha và thôn Xuân Mỹ 2,5 ha.

Cứ đến tháng 5-6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

Thay vì tập trung quy hoạch vùng nuôi trồng trước khi thả nuôi thủy sản, nhiều địa phương lại đợi người dân thả nuôi rồi mới quy hoạch. Điều này không chỉ khiến ngành nuôi trồng thủy sản khó có thể phát triển bền vững, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường…

Triển khai vụ hè thu 2015, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân sử dụng các giống mới, ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong vụ hè thu này.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, vụ hè thu năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại, trong đó, ngô có diện tích lớn nhất với hơn 29.000 ha, lúa nước hơn 7.500 ha, còn lại là đậu đỗ, rau xanh, khoai lang.