Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 29/07/2014

Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trạm KN huyện Hoài Ân thực hiện có hiệu quả 2 mô hình (MH): “Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học” tại thị trấn Tăng Bạt Hổ và “Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” tại xã Ân Tín...

Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.

Tại thôn Gia Chiểu, thị trấn Tăng Bạt Hổ, MH nuôi heo trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 11 con heo. Các khâu thiết kế chuồng trại, làm nền đệm lót và quá trình chăn nuôi thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Kết quả, heo hoạt động tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh.

Với trọng lượng con giống thả nuôi 16 kg/con, sau 80 ngày nuôi đạt trọng lượng bình quân 75 kg/con, chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng, với giá bán thời điểm hiện nay là 43.000 đồng/kg hơi, lợi nhuận của MH đạt gần 6,78 triệu đồng/hộ. Theo các hộ tham gia MH, nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh, giảm chi phí chăn nuôi...

MH nuôi gà trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, số lượng gà được thả nuôi trên nền đệm lót là 500 con/hộ. Với giống gà ta, sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 1,5 kg/con, với giá bán 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 39 triệu đồng.

Việc nuôi gà trên đệm lót cũng giúp người chăn nuôi giảm được chi phí thuốc thú y và công chăm sóc, cũng như công dọn dẹp chuồng trại. Ngoài ra, chi phí để làm đệm lót sinh học chỉ vào khoảng 25.000 đồng/m2 chuồng, phù hợp với khả năng đầu tư của hộ chăn nuôi. Độ bền của đệm lót sinh học bình quân 3 năm, nếu bảo quản tốt, thường xuyên bổ sung nguyên liệu làm đệm và chế phẩm Balasa N01 sẽ giúp kéo dài 6 năm mới phải làm lại nền mới.

Về mặt môi trường, khi sử dụng đệm lót sinh học, các chất thải của heo, gà được vi sinh vật phân hủy, không gây mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường. MH cũng mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là chăn nuôi nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư. Với kết quả này, trong thời gian tới Trung tâm sẽ nhân rộng MH ra các địa phương trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

24/06/2015
Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp Nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

24/06/2015
Người chăn nuôi trước thách thức sống còn Người chăn nuôi trước thách thức sống còn

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?

24/06/2015
Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại Cả nước có trên 12.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

24/06/2015
Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

24/06/2015