Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.
MH được thực hiện tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân và xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Quy mô nền chuồng tại mỗi điểm là 40 m2, có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 10 con heo. Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí giống, 30% chi phí vật tư. Trung tâm KNKN và các Trạm KN huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các hộ thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01.
Kết quả, heo sinh trưởng, phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh, đạt 750,5g/con/ngày. Với trọng lượng con giống thả nuôi ban đầu là 16 - 17 kg/con, chỉ sau 80 ngày nuôi, heo đã đạt trọng lượng bình quân 80 - 83 kg/con; chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia MH đạt từ 2,92 đến 3,47 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Công, tham gia MH tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, cho biết: “Nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh. Lứa heo này tôi bớt được 3 triệu đồng chi phí thuốc thú y và hơn 2 triệu đồng tiền điện bơm nước rửa chuồng và tắm cho heo”.
Sau khi thực hiện thành công MH, ông Công đã nuôi tiếp 2 lứa heo, mỗi lứa 10 con, thu lãi không dưới 3,5 triệu đồng/lứa. Ở xã Tam Quan Bắc, các hộ tham gia MH cũng nhận xét, ngoài việc giảm được công lao động, giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, còn giảm đáng kể mùi hôi do quá trình chăn nuôi, giảm được tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Có nhiều nông dân ở hai địa phương đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật chế tạo đệm lót, qua đó tự đầu tư phát triển chăn nuôi; riêng huyện Hoài Ân có không dưới 20 hộ tự đầu tư thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
MH này thành công đã mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn; đặc biệt là chăn nuôi gia trại và nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, nhờ hoàn toàn không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ nhân rộng mô hình, nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và có tính bền vững cao.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31801
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.