Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực

Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực
Ngày đăng: 25/11/2014

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

MH được thực hiện tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân và xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Quy mô nền chuồng tại mỗi điểm là 40 m2, có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 10 con heo. Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí giống, 30% chi phí vật tư. Trung tâm KNKN và các Trạm KN huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các hộ thiết kế xây dựng, cải tạo chuồng trại, chế tạo đệm lót từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01.

Kết quả, heo sinh trưởng, phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh, đạt 750,5g/con/ngày. Với trọng lượng con giống thả nuôi ban đầu là 16 - 17 kg/con, chỉ sau 80 ngày nuôi, heo đã đạt trọng lượng bình quân 80 - 83 kg/con; chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia MH đạt từ 2,92 đến 3,47 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Công, tham gia MH tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, cho biết: “Nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh. Lứa heo này tôi bớt được 3 triệu đồng chi phí thuốc thú y và hơn 2 triệu đồng tiền điện bơm nước rửa chuồng và tắm cho heo”.

Sau khi thực hiện thành công MH, ông Công đã nuôi tiếp 2 lứa heo, mỗi lứa 10 con, thu lãi không dưới 3,5 triệu đồng/lứa. Ở xã Tam Quan Bắc, các hộ tham gia MH cũng nhận xét, ngoài việc giảm được công lao động, giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, còn giảm đáng kể mùi hôi do quá trình chăn nuôi, giảm được tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Có nhiều nông dân ở hai địa phương đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật chế tạo đệm lót, qua đó tự đầu tư phát triển chăn nuôi; riêng huyện Hoài Ân có không dưới 20 hộ tự đầu tư thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

MH này thành công đã mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn; đặc biệt là chăn nuôi gia trại và nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, nhờ hoàn toàn không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới Trung tâm KNKN sẽ nhân rộng mô hình, nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và có tính bền vững cao.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31801


Có thể bạn quan tâm

Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá

Tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, giá cá lóc nuôi mua tại ao đã tăng thêm 2.000 - 3.000 đồng/kg trong vòng hai tuần qua và đang ở mức 38.000 - 40.000 đồng/kg tuỳ loại.

12/06/2013
Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt

Hơn một tháng nay, nông dân trồng bưởi tại Bến Tre rất lo lắng trước hiện tượng xuất hiện loại sâu mới hại bưởi da xanh. Loại sâu này có màu hồng, thường chọn trái bưởi to, vỏ dày và đục thẳng vào ruột, khiến quả rụng chỉ trong khoảng vài tuần.

02/12/2012
Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

31/07/2013
Cảnh Báo Dịch Cúm Gia Cầm Và Biện Pháp Phòng Dịch Cảnh Báo Dịch Cúm Gia Cầm Và Biện Pháp Phòng Dịch

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

29/09/2013
Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định) Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

28/05/2013