Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng.
Thực tế cho thấy, từ mô hình nuôi thí điểm cho thấy, giống gà Ri lai (J.DaBaCo) có nguồn gốc xuất xứ cơ bản giống gà Ri lai đang đươc nuôi tại huyện Yên Thế, có ngoại hình đẹp, tỷ lệ nuôi sống đạt 96%, tỷ lệ đồng đều đạt 95%, thịt thơm ngon, trọng lượng nhỏ và có khả năng chống chịu với bệnh tật cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, địa bàn huyện Yên Thế. Đặc biệt với ngoại hình đẹp (mào cờ, lông ôm gọn, lông mầu mận chín, chân nhỏ, vàng…), trọng lượng xuất chuống đạt từ 2,2 kg – 2,4 kg đối với gà trống và 1,8 – 2,0 kg đối với gà mái. Bên cạnh đó, để khắc phục hiện tượng gà cắn mỏ nhau, nhằm làm giảm chi phí thức ăn và luôn giữ được bộ lông đẹp của gà khi xuất bán. Công ty đã dùng phương pháp kính đeo cho gà, hơn thế nữa “kính đeo cho gà Dabaco” đã trở thành biểu tượng đặc trừng để người chăn nuôi nhận diện được thương hiệu J-Dabaco.
Từ thực tế các mô hình khảo nghiệm và các ý kiến thảo luận. Chủ tịch UBND huyện đề nghị Công ty cổ phần DABACO sẽ cung cấp thêm 10.000 con giống nữa để huyện Yên Thế thực hiện nuôi thí điểm đợt II, nếu thành công sẽ đưa vào nuôi đại trà cùng hai giống gà Ri lai và Mía lai hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và góp phần giữ vững thương hiệu "Gà đồi Yên Thế".
Hiện tập đoàn Dabaco đang làm các thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gà giống Ri lai J-Dabaco tại bản Rừng Dài xã Tam Tiến với diện tích 4,1 ha. Giai đoạn đầu tập đoàn Dabaco đầu tư trên 20 tỷ đồng, thực hiện quy mô sản xuất khoảng 60.000 con giống/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (KT-BVNLTS) đã triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mưa bão. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chi cục KT-BVNLTS.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi trồng thủy sản mẫn cảm với bệnh, đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát những ổ dịch cũ trên phạm vi toàn tỉnh.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.