Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013

Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013
Ngày đăng: 21/11/2013

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng. 

Thực tế cho thấy, từ mô hình nuôi thí điểm cho thấy, giống gà Ri lai (J.DaBaCo) có nguồn gốc xuất xứ cơ bản giống gà Ri lai đang đươc nuôi tại huyện Yên Thế, có ngoại hình đẹp, tỷ lệ nuôi sống đạt 96%, tỷ lệ đồng đều đạt 95%, thịt thơm ngon, trọng lượng nhỏ và có khả năng chống chịu với bệnh tật cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, địa bàn huyện Yên Thế. Đặc biệt với ngoại hình đẹp (mào cờ, lông ôm gọn, lông mầu mận chín, chân nhỏ, vàng…), trọng lượng xuất chuống đạt từ 2,2 kg – 2,4 kg đối với gà trống và 1,8 – 2,0 kg đối với gà mái. Bên cạnh đó, để khắc phục hiện tượng gà cắn mỏ nhau, nhằm làm giảm chi phí thức ăn và luôn giữ được bộ lông đẹp của gà khi xuất bán. Công ty đã dùng phương pháp kính đeo cho gà, hơn thế nữa “kính đeo cho gà Dabaco” đã trở thành biểu tượng đặc trừng để người chăn nuôi nhận diện được thương hiệu J-Dabaco.

 Từ thực tế các mô hình khảo nghiệm và các ý kiến thảo luận. Chủ tịch UBND huyện đề nghị Công ty cổ phần DABACO sẽ cung cấp thêm 10.000 con giống nữa để huyện Yên Thế thực hiện nuôi thí điểm đợt II, nếu thành công sẽ đưa vào nuôi đại trà cùng hai giống gà Ri lai và Mía lai hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng và góp phần giữ vững thương hiệu "Gà đồi Yên Thế".

Hiện tập đoàn Dabaco đang làm các thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gà giống Ri lai J-Dabaco tại bản Rừng Dài xã Tam Tiến với diện tích 4,1 ha. Giai đoạn đầu tập đoàn Dabaco đầu tư trên 20 tỷ đồng, thực hiện quy mô sản xuất khoảng 60.000 con giống/lứa.


Có thể bạn quan tâm

Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

21/10/2015
Nuôi tôm VietGAP đảm bảo 4 An Nuôi tôm VietGAP đảm bảo 4 An

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

21/10/2015
Mía đường lo ngọt thành đắng Mía đường lo ngọt thành đắng

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…

21/10/2015
Nghe dân trong nghề kể chuyện thức thâu đêm canh lọp lươn Nghe dân trong nghề kể chuyện thức thâu đêm canh lọp lươn

“Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”

21/10/2015
Doanh nghiệp mía đường Việt Nam từ cạnh tranh trở về hỗ trợ nhau Doanh nghiệp mía đường Việt Nam từ cạnh tranh trở về hỗ trợ nhau

"Các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhau, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không phải là cạnh tranh thu mua mía ở vùng nguyên liệu như từng xảy ra. Có vậy, doanh nghiệp và nông dân sản xuất mía mới mong sống sót”.

21/10/2015