Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Ở Lai Vung (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học năm 2012.
Tháng 8/2012 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với qui mô 7.000 con, có 14 hộ ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Định Hòa, Phong Hòa, Hòa Thành và xã Long Hậu tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 3,5 triệu đồng tiền thức ăn và 15% chi phí thuốc phòng bệnh.
Đàn gà do gia đình ông Đặng Thành Nhơn, ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới chăm sóc, sau 3 tháng rưỡi (tỷ lệ gà hao hụt 6%) đạt trọng lượng trung bình 1,2 kg/con, bán giá 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận trên 17 triệu đồng. Ông Nhơn cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cần xây chuồng trên bờ, nền chuồng bằng đệm lót sinh học, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, cho gà ăn tự do trong suốt quá trình nuôi, phải thực hiện việc tiêu độc vệ sinh, sát trùng mỗi tuần 1 lần; cần bổ sung thuốc kháng sinh và vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà...
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học được xem là mô hình chăn nuôi an toàn, góp phần khống chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình này trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.

Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.