Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Ở Lai Vung (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học năm 2012.
Tháng 8/2012 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với qui mô 7.000 con, có 14 hộ ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Định Hòa, Phong Hòa, Hòa Thành và xã Long Hậu tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 3,5 triệu đồng tiền thức ăn và 15% chi phí thuốc phòng bệnh.
Đàn gà do gia đình ông Đặng Thành Nhơn, ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới chăm sóc, sau 3 tháng rưỡi (tỷ lệ gà hao hụt 6%) đạt trọng lượng trung bình 1,2 kg/con, bán giá 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận trên 17 triệu đồng. Ông Nhơn cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cần xây chuồng trên bờ, nền chuồng bằng đệm lót sinh học, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, cho gà ăn tự do trong suốt quá trình nuôi, phải thực hiện việc tiêu độc vệ sinh, sát trùng mỗi tuần 1 lần; cần bổ sung thuốc kháng sinh và vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà...
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học được xem là mô hình chăn nuôi an toàn, góp phần khống chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình này trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...