Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học

Mô hình được thực hiện tại 2 hộ nuôi gà đẻ trứng giống Ai Cập với quy mô 1.800 con.
Các hộ sử dụng nền đệm lót sinh học được làm từ hỗn hợp giữa trấu (hoặc mùn cưa), bột ngô và men Balasa No1 nhằm phân hủy chất thải trong chuồng nuôi.
Kết quả tham quan thực tế cho thấy, sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ gà được nuôi sống từ lúc nhập giống (1 ngày tuổi) đến lúc gà đẻ đạt 98,6%, tỷ lệ đẻ đạt 48 - 50%.
Dự kiến sau 30 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 85%, năng suất trứng đạt 260 - 265 quả/mái/năm, đạt được yêu cầu mô hình đề ra.
Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học giúp người nông dân tiết kiệm 16.300 đồng/con so với phương thức chăn nuôi thông thường, do giảm chi phí thuốc thú y, phòng chống dịch bệnh, công lao động cũng giảm được 80%.
Đặc biệt, về mặt môi trường, chăn nuôi trên nền đệm lót làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, giảm hẳn mùi hôi thối trong khu dân cư.
Sau khi thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, môi trường và đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cho triển khai nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm

Là hộ nghèo ít đất, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Phương, ngụ ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vươn lên thoát nghèo nhờ cây hẹ.

Từng là vật bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay vỏ ốc bươu vàng đã được người dân ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tận dụng làm phân bón và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã (HTX) đang trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, thị xã Ngã Bảy đang đẩy mạnh phát triển hình thức này nhằm nâng cao giá trị nông sản tại địa phương.

Ở huyện miền núi Hương Khê, những ngày này, các xã Phú Phong và Phúc Trạch - 2 địa phương đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015 đang khẩn trương, ráo riết hoàn tất những phần việc còn dang dở...

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu việc huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân.