Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.
Anh Long tận dụng tối đa đất vườn của gia đình để trồng 3.000 m2 cỏ VA06 để phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa. Với 24 tấn cỏ thu được mỗi năm, thu được khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình anh hiện nay nuôi 30 con bò sữa (trong đó 12 con đang vắt sữa), do đó cỏ VA 06 chủ yếu làm nguồn thức ăn cho bò. Bên cạnh việc trồng cỏ làm thức ăn, để bò sữa phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư máy vắt sữa, hệ thống làm mát chuồng trại và biogas kết hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Mô hình bò sữa của gia đình anh hiện nay thu khoảng 18 - 20 triệu đồng/tháng.
Anh Long cho biết, ngoài việc dùng cỏ VA06 làm thức ăn, nếu ai có nhu cầu mua cỏ thì gia đình vẫn bán, giá bình quân 3.000 đ/kg. Đây là mô hình không mới, nhưng nếu biết kết hợp diện tích đất bỏ hoang để trồng cỏ là hướng đi tốt để phát triển việc chăn nuôi bò sữa tại huyện ngoại thành như Hóc Môn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan. Thay vì trồng thuần một loại giống cà phê như lâu nay, mô hình 3 lớp cây giống cà phê – giống chín sớm (đúng vụ), giống cho thu hoạch hơi muộn và đặc biệt là giống cho thu hoạch muộn (gần như là trái vụ).

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.