Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học
Ngày đăng: 12/05/2013

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Là chủ một TT kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi thuộc dạng “có tiếng” ở Phú Giáo, ông Trần Văn Lý khởi nghiệp từ năm 2000, cây trồng, vật nuôi tại TT của hộ gia đình ông khá đa dạng (gà, vịt, thỏ, heo, trồng cao su, trồng tiêu…). Hơn 10 năm gắn bó với nông nghiệp, đến nay ông đã và đang dần chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi truyền thống sang mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Trước đây, chăn nuôi luôn bị bấp bênh bởi giá heo thành phẩm rất thấp. “Lỗ khoảng 500.000 - 700.000 đồng/con, vậy trung bình trại heo của tôi có 300 - 500 con cũng lỗ gần 1 tỷ đồng”, ông Lý nói. Vì vậy, sau khi nghiên cứu mô hình đệm lót sinh học, ông đã mạnh dạn thay đổi, bắt đầu ứng dụng với TT của mình.

Hiện, tổng đàn heo tại TT là khoảng 400 con, vừa cải tạo chuồng mới, vừa xây dựng thêm với số vốn dự trù là 1 tỷ đồng, trong đó, kinh phí đầu tư cho đệm lót sinh học là 150 triệu đồng. Tuy mới áp dụng được 4 tháng, nhưng ông đã nhận thấy những hiệu quả bước đầu rất rõ rệt, đàn heo của ông nuôi trên nền đệm lót lên men, phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh lại tăng trưởng nhanh. Ông nhẩm tính, “Nuôi heo với phương pháp này, chi phí khoảng 3,3 - 3,5 triệu đồng/con. Vậy là vẫn lời được 300.000 - 500.000 đồng/ con. Thời buổi này không tự nghiên cứu, mày mò, thay đổi thì dễ bị co cụm rồi giải thể lắm!”, ông Lý chia sẻ.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên đệm lót chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh. Đồng thời, có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm, ít ruồi muỗi cũng như vi sinh vật gây hại. Nhờ vậy, vật nuôi sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao. Sau thời hạn từ 2 - 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nguyên liệu được sử dụng làm đệm lót chuồng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Như vậy, sử dụng mô hình này, người chăn nuôi tiết kiệm được tiền điện, nước, nhân công lao động, do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn chuồng. Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, thời gian nuôi giảm xuống còn 4 tháng, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 1 tạ/con”.

Được biết, đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, sau khi thử nghiệm chăn nuôi hiệu quả trên đàn heo, hộ chăn nuôi này sẽ tiếp tục ứng dụng đối với hơn 10.000 con gia cầm hiện hữu.


Có thể bạn quan tâm

Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững

6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.

17/07/2015
Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột Công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Song Chuột

Cá Song Chuột hay còn gọi là cá mú chuột, là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, khi nuôi hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I là cơ sở duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng con giống cá Song Chuột.

17/07/2015
Qua vụ tôm xuân hè 2015 Qua vụ tôm xuân hè 2015

Những ngày này, đi dọc các vùng nuôi tôm công nghiệp nằm ở ven biển thuộc các xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm (Giao Thủy - Nam Định); Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); Nghĩa Phúc, Nam Điền (Nghĩa Hưng)… chúng tôi bắt gặp các hộ nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đổ ra các ao đầm miệt mài kéo tôm để kịp xuất bán cho thương lái.

17/07/2015
Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015 Tình hình nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015 và định hướng sản xuất 6 tháng cuối năm 2015

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

17/07/2015
Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm Lấn, chiếm đất để làm hồ nuôi tôm tại các địa phương ven biển: Cần xử lý dứt điểm

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

17/07/2015