Mô hình cây công nghiệp trồng xen cây cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao

Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông Trạm Khuyến Nông huyện Krông Păk, tỉnh Đăk lăk, chúng tôi đến tham quan mô hình trồng cây bơ Boot 7 xen cây cà phê của hộ ông Nguyễn Văn Thiệt ở thôn 3, xã Hòa Tiến, huyện Krông Păk.
Mô hình của ông có quy mô trồng xen 200 cây trên diện tích 02ha.
Năm 2010, ông Thiệt nhận thấy vườn cà phê của gia đình đã già cỗi, cần phải tái canh để đạt năng suất cao.
Với ít vốn tích lũy được và sự cần cù chịu khó học hỏi, ông quyết định trồng xen cây bơ Boot 7 vào vườn cà phê để có thêm thu nhập trong thời gian canh tác cây cà phê.
Ông Thiệt (áo phông kẻ) đang chia sẻ với đoàn tham quan về cách trồng và chăm sóc vườn bơ.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bơ Boot 7 trồng xen cây cà phê, ông Thiệt cho biết, ông mua 200 cây bơ giống từ Viện KHKT NLN Tây Nguyên để trồng xen vào 2 ha cà phê.
Chi phí mua giống hết 8 triệu đồng.
Chi phí phân bón và tưới nước những năm đầu chỉ đi kèm theo cây cà phê nên ông không hạch toán.
Theo ông Thiệt, để canh tác cây bơ Boot 7 đạt hiệu quả kinh tế cao thì kỹ thuật trồng và chăm sóc rất quan trọng.
Cây giống ghép đúng giống tốt, được mua tại nơi uy tín.
Đất trồng cho cây bơ Boot 7 thích hợp là đất đỏ bazan, địa hình trồng bắt buộc phải là nơi thoát nước tốt, độ pH từ 5 - 6.
Đặt biệt khi trồng xen với cây cà phê phải bổ sung thêm vôi, mật độ trồng 9m x 9m hoặc 9m x 12m.
Hố trồng sâu 60cm, bón lót 15 - 20 kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, rải 0,3 - 0,5kg vôi.
Ở giai đoạn cây con bón phân từ 4 - 5 lần/1 năm, lượng bón phân thì theo độ tuổi của từng cây bơ, khi bắt đầu ra quả thì cần tăng thêm phân kali cho cây, tạo tán tỉa cành từ 2 - 3 lần/1 năm hoặc sau 1 lần thu hoạch, cần bổ sung nước vào mùa khô,…
Hiện tại vườn bơ của ông Thiệt đã canh tác năm thứ sáu và cho thu hoạch trung bình từ 70 – 120 kg/cây.
Do làm tốt khâu kỹ thuật nên quả bơ đạt chất lượng.
Hiện nay, với giá bán trung bình trên thị trường Đăk Lăk, thương lái đến đặt mua tại vườn từ 40.000 – 70.000 đồng/1kg.
Sau mỗi năm thu hoạch, trừ chi phí thu nhập của gia đình ông tăng thêm từ 500 triệu đến 650 triệu/02ha.
Ông tâm sự, lúc đầu, do thiếu kinh nghiệm canh tác, chưa chủ động được đầu ra nên ông chỉ định trồng bơ để che bóng cho cây cà phê.
Nhưng nhờ sự cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, giờ đây gia đình ông Thiệt đã trở thành một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi của huyện Krông Păk, tỉnh Đăk lăk, là địa chỉ của nhiều hộ nông dân trên địa bàn đến thăm quan và học tập.
Cũng từ mô hình này mà gia đình ông đã phát triển được nền kinh tế, đảm bảo được cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Chúng tôi thầm nghĩ, mỗi thôn xã đều có những người như ông thì quê hương sẽ giàu đẹp biết mấy, công cuộc xây dựng nông thôn mới chắc chắn sẽ về đích và đạt kết quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.