Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Cho Lợi Nhuận Trên 62 Triệu Đồng/ha

Ngày 26/3, tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Sở NN-PTNT Phú Yên phối hợp với Công ty TNHH SX - TM Hoàng Long ViNa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng phân bón Hoàng Long ViNa, niên vụ 2013-2014. Gần 150 nông dân các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa đến tham quan mô hình.
Theo đó, đầu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (thuộc Sở NN-PTNT Phú Yên) phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty TNHH Hoàng Long ViNa và Công ty TNHH Kubota Việt Nam triển khai mô hình “Cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa trên vùng mía nguyên liệu”.
Mô hình được triển khai tại xã Ea Ly (Sông Hinh), Ea Chà Rang (Sơn Hòa) và xã Xuân Quang 1 (Đồng Xuân), với 6 hộ tham gia trên diện tích 30ha. Mô hình thực hiện đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và bón phân bằng các loại máy của Công ty TNHH Kubota Việt Nam; Công ty TNHH Hoàng Long ViNa hỗ trợ 30% phân bón.
Đến nay mía đang thời kỳ thu hoạch, ước năng suất đạt 110 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân của tỉnh 40 tấn/ha; lợi nhuận của mô hình ước đạt trên 62 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận của mía đối chứng trồng theo truyền thống chỉ đạt 43,7 triệu đồng/ha. Từ kết quả này, sắp tới Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng mô hình này ra các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

Năm 2014, Kiểm lâm Thanh Hóa được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng mới 2.525 ha rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành sớm kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, 10 hạt kiểm lâm cấp huyện đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.

Trong 10 tháng năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức 6 đợt thanh tra, kiểm tra đối với 361 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV về điều kiện an toàn lao động, nhãn mác, chất lượng thuốc; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc; lấy mẫu thuốc kiểm tra nhãn mác, chất lượng thuốc...

Như vậy, xuất khẩu 10 tháng năm 2014 tăng khá so với cùng kỳ, do một số mặt hàng truyền thống tăng, như: xuất khẩu ớt muối tăng 15,8%, đặc biệt là chả cá surimi tăng gấp 2 lần, tăm hồ tinh bột cứng tăng 9,3%, ba lô du lịch tăng 56,7%, bóng đá tăng 15,5%, hàng may mặc tăng 22,2, giày tăng 38,79%, đá ốp lát tăng 4,9%...

Đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất vỏ ốc đang có những bước phát triển mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi cơ sở, làng nghề đạt từ 40 - 60 triệu đồng.