Mô Hình Cánh Đồng Lớn Mỗi Hecta Lúa Thu Lợi Thêm Từ 2,2 - 7,5 Triệu Đồng

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.
Trung bình mỗi tỉnh - thành trong khu vực đạt từ 10.000 - 20.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Doanh nghiệp đang đi đầu trong liên kết, xây dựng cánh đồng lớn là Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Hiện nay, mô hình này không chỉ phát triển ở vùng ĐBSCL mà được nông dân áp dụng tại các vùng miền khác trên cả nước.
Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng lớn cũng không chỉ giới hạn ở sản xuất lúa mà đang được áp dụng sáng tạo sang các lĩnh vực sản xuất khác như mía đường, cà phê, điều, chè, chăn nuôi thủy sản và rau quả an toàn…
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hướng đi tất yếu, cũng là giải pháp thiết thực nhất để tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn hiện nay và trong tương lai.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, xu hướng sắp tới từ cánh đồng lớn, các địa phương sẽ xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo hàng hóa và xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.

Không chỉ vậy, nghề đi mót cà phê còn mang lại không ít phiền toái cho người dân. Bởi chủ vườn đang phải đề phòng nạn trộm cắp cà phê, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự tại địa phương. Do vậy nhiều chủ vườn cà phê hoài nghi, đề phòng chính những người này.

Tại Hội nghị góp ý cho Đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”, do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, nhiều cơ quan chức năng đã đưa ra những thông tin đáng lo ngại về tình trạng này.

Các cơ quan chức năng sẽ tập trung thanh tra chuyên ngành về điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, nhất là các cơ sở đã bị xếp hạng loại C. Các địa phương có thể tập trung vào việc kiểm tra, xử lý những sản phẩm ngoài danh mục, ghi sai trên nhãn mác, các chất cấm, vì những sản phẩm này không cần phải lấy mẫu để xét nghiệm mà có thể xử phạt ngay.

Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.