Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Trong hai năm 2012 - 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện Dự án phát triển mô hình cá + lúa tại những địa bàn khó khăn thuộc 12 tỉnh, thành trong cả nước gồm 3 tỉnh miền núi phía Bắc, 6 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích thực hiện trong khuôn khổ dự án 73 ha với tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 5,5 tỉ đồng.
Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các tỉnh trong vùng dự án xây dựng và nhân rộng mô hình cá + lúa với mức phấn đấu đạt năng suất bình quân 1,5 tấn cá thương phẩm/ha đối với mô hình nuôi xen canh, từ 5 tấn cá/ha trở lên đối với mô hình nuôi luân canh, đồng thời tập huấn kỹ thuật nuôi cho 1.260 nông dân trong nỗ lực đúc kết và nhân ra diện rộng tạo thành phong trào.
Tại Tiền Giang, dự án được triển khai ở hai huyện Cai Lậy và Cái Bè đều đạt những kết quả tốt, giúp bà con đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất theo hướng "chung sống với lũ". Anh Trương Văn Xóm, cư ngụ tại xã Tân Phú (Cai Lậy), một trong những nông dân tích cực tham gia mô hình cho biết, anh được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm bờ bao, phân bố lịch thời vụ sản xuất theo mô hình mới.
Vào vụ nuôi cá, anh được cấp 12.000 con cá sặc rằn giống, 2.250 con cá rô đồng và 750 con cá mè vinh thả nuôi trên diện tích 1.500 m2 đất lúa. Đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình quân cá rô đồng đạt 170 g đến 200 g/con, mè vinh 150 - 200 gr/con, cá sặc rằn đạt 75 - 80 gr/con, sản lượng thu hoạch ước trên 7 tấn cá thương phẩm.
Để mô hình thành công, trong vụ lúa trước đó anh còn được hướng dẫn áp dụng "ba giảm, ba tăng" và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, giảm phân bón và thuốc trừ sâu nên giảm được chi phí. Chỉ riêng lợi nhuận từ nuôi cá trên 70 triệu đồng/ha cộng thêm lãi từ trồng lúa, mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng, cao gấp đôi độc canh cây lúa.
Hiện nay, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng lên 3.200 ha. Ngoài dự án lúa + cá do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, các địa phương đang nhân rộng các mô hình lúa + cá giống, lúa + thủy sản khác,... thiết thực giúp nông dân tháo gỡ khó khăn để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Chưa có xã nào ở Bình Thuận lại có số người đến nhập cư đông như Đa Mi, toàn xã hiện có 1.134 hộ là người của 57 tỉnh, thành đến lập nghiệp. Điều đặc biệt là những hộ từ xa đến Đa Mi đều có khát vọng làm giàu và họ thực sự đang giàu lên từng ngày…

Ngoài ra, giá các loại trái cây, như: thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng, bưởi, cam, mít giá cũng giảm nhẹ. Theo các thương lái, giá các loại trái cây giảm là do nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, còn do năm nay một số loại trái cây, như: chôm chôm, thanh long, bơ khó xuất bán qua Trung Quốc.

Đây là một trong những khuyến nghị cụ thể cho lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam dự hội thảo “Nhận diện rủi ro xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa kỳ, EU và phương thức bảo vệ cho nhà lãnh đạo, doanh nghiệp”, ngày 21/8, tại TPHCM.

Từ những ngày đầu tháng 8, hàng trăm héc ta ngao ở hai xã Ðông Minh, Nam Thịnh (Tiền Hải - Thái Bình) chết trắng. Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả thì những ngày gần đây, ngao chết tiếp tục lan ra trên diện rộng ở tất cả các xã có diện tích nuôi ngao trong huyện.

Cho đến thời điểm này, sản lượng khai thác hải sản 8 tháng đầu năm được 125.912 tấn, đạt 67,35% kế hoạch năm và tăng 101,5% so cùng kỳ năm ngoái. Theo đánh giá từ Chi cục Thủy sản, những tháng đầu năm do thời tiết và ngư trường không thuận lợi, gió bấc thổi mạnh nên hoạt động khai thác theo đó gặp không ít khó khăn, hầu như tàu thuyền ít hoạt động trên biển.