Mô Hình Cá + Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Trong hai năm 2012 - 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện Dự án phát triển mô hình cá + lúa tại những địa bàn khó khăn thuộc 12 tỉnh, thành trong cả nước gồm 3 tỉnh miền núi phía Bắc, 6 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích thực hiện trong khuôn khổ dự án 73 ha với tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 5,5 tỉ đồng.
Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các tỉnh trong vùng dự án xây dựng và nhân rộng mô hình cá + lúa với mức phấn đấu đạt năng suất bình quân 1,5 tấn cá thương phẩm/ha đối với mô hình nuôi xen canh, từ 5 tấn cá/ha trở lên đối với mô hình nuôi luân canh, đồng thời tập huấn kỹ thuật nuôi cho 1.260 nông dân trong nỗ lực đúc kết và nhân ra diện rộng tạo thành phong trào.
Tại Tiền Giang, dự án được triển khai ở hai huyện Cai Lậy và Cái Bè đều đạt những kết quả tốt, giúp bà con đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất theo hướng "chung sống với lũ". Anh Trương Văn Xóm, cư ngụ tại xã Tân Phú (Cai Lậy), một trong những nông dân tích cực tham gia mô hình cho biết, anh được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm bờ bao, phân bố lịch thời vụ sản xuất theo mô hình mới.
Vào vụ nuôi cá, anh được cấp 12.000 con cá sặc rằn giống, 2.250 con cá rô đồng và 750 con cá mè vinh thả nuôi trên diện tích 1.500 m2 đất lúa. Đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình quân cá rô đồng đạt 170 g đến 200 g/con, mè vinh 150 - 200 gr/con, cá sặc rằn đạt 75 - 80 gr/con, sản lượng thu hoạch ước trên 7 tấn cá thương phẩm.
Để mô hình thành công, trong vụ lúa trước đó anh còn được hướng dẫn áp dụng "ba giảm, ba tăng" và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, giảm phân bón và thuốc trừ sâu nên giảm được chi phí. Chỉ riêng lợi nhuận từ nuôi cá trên 70 triệu đồng/ha cộng thêm lãi từ trồng lúa, mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng, cao gấp đôi độc canh cây lúa.
Hiện nay, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng lên 3.200 ha. Ngoài dự án lúa + cá do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ, các địa phương đang nhân rộng các mô hình lúa + cá giống, lúa + thủy sản khác,... thiết thực giúp nông dân tháo gỡ khó khăn để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.

Do sức mua giảm tại các chợ đầu mối TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vào 2 phiên chợ cuối năm (ngày 29 và 30 Tết) nên tình hình tiêu thụ quýt hồng của các thương lái gặp khó khăn, số diện tích quýt đã mua tại các nhà vườn không thể thu hoạch để tiêu thụ. Hiện tại, các vườn quýt vẫn còn tồn lại sản lượng quýt trên 400 tấn.

Từ cuối năm 2013 đến nay, một số loại trái cây của Đồng Nai đã ký được hợp đồng xuất khẩu. Cơ hội vẫn đang mở ra với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trái cây.

Ngoài phương thức phổ biến là ăn tươi, những năm gần đây, trái thanh long được chế biến thành thức uống hay cắt lát sấy chân không, thanh long kiểng được chưng bày trong những dịp triển lãm, lễ hội, nhất là Tết Nguyên đán vừa qua. Theo quan niệm của người Á Đông, Long là Rồng, là vua trong các loài tứ linh.

Không ruộng, vườn sản xuất, không nghề nghiệp nên cái nghèo đeo đẳng vợ chồng anh Lê Văn Phúc (xã Tân Quới Trung- Vũng Liêm - Vĩnh Long) ngay từ ngày họ về chung sống với nhau.