Mô hình bắp lai SK100 năng suất đạt 83 tạ/ha

Theo báo cáo của Hội Nông dân huyện Tây Hòa, mô hình bắp lai SK100 được triển khai trồng tại thị trấn Phú Thứ trên diện tích 2.000m2, với lượng giống 4kg.
Trong thời gian sinh trưởng, cây khỏe mạnh, thân to, chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt, lá bì bao kín, trái to. Cuối vụ năng suất đạt 83 tạ/ha, trong khi bắp đối chứng giống G49 năng suất chỉ đạt 63 tạ/ha. Lợi nhuận mô hình đạt 21,6 triệu đồng/ha, cao hơn bắp đối chứng 10,2 triệu đồng/ha.
Theo Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, giống bắp này trồng được cả 3 vụ trong năm, thích nghi trên nhiều vùng sinh thái và thổ nhưỡng, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày. Sắp tới, công ty phối hợp các địa phương khác trong tỉnh nhân rộng mô hình bắp lai SK100 nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này hàng chục chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên ra vào cảng cá tấp nập, mỗi chuyến biển trúng đến 200-400 triệu đồng/chiếc.

Ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay đã được cải tiến phương thức công nghệ; hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.