Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 47/63 tỉnh/thành phố triển khai kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
Kết quả số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 7.334 cơ sở, trong đó 1.504 cơ sở xếp loại C (chiếm 20,5%).
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 10.871 cơ sở, trong đó có 1.745 cơ sở xếp loại C (chiếm 16%).
Trong 9 tháng đầu năm các Tổng Cục, Cục chuyên ngành thuộc Bộ đã tổ chức được 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất (đạt 119%).
Kết quả đã ban hành 1.198 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 21,868 tỷ đồng.
Trong đó đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/TĂCN không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô (VAT YELLOW)...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó chủ yếu là các loại chất Clenbuterol, Salbutamol, vàng ô và kháng sinh.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ triển khai đợt cao điểm hành động vì VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán Bính Thân.
Mục tiêu là giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phát động và thực hiện quyết liệt đợt cao điểm hành động vì VSATTP nông nghiệp, rút kinh nghiệm để triển khai trong những năm tiếp theo.
Đồng thời tập trung triển khai đề án thí điểm thanh tra tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cơ sở nhân rộng ra cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (KT-BVNLTS) đã triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mưa bão. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chi cục KT-BVNLTS.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi trồng thủy sản mẫn cảm với bệnh, đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát những ổ dịch cũ trên phạm vi toàn tỉnh.