Con nợ mất tích, chủ nợ tự tay chăm thanh long để thu hồi vốn

Ngày 12.10, TAND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, thông tin đã nhận được đơn của một nhóm chủ nợ ở TP.HCM kiện yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản Hồng Ân (trụ sở tại xã Hải Ninh) phải trả cho nhóm này 85 tỷ đồng.
Đồng thời, chính quyền địa phương cũng nhận được đơn của nhóm chủ nợ, xin được phép tiếp quản 19.000 trụ thanh long để chăm sóc, thu hoạch như đã ký kết với Công ty Hồng Ân.
Các chủ nợ ở TP.HCM bức xúc vì trang trại thanh long đang bị bỏ rơi.
Bà Vũ Thị Băng Tâm - người cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Tổng Giám đốc Công ty Hồng Ân) vay 22 tỷ đồng bức xúc cho biết: “Tôi là dân kinh doanh ở TP.HCM.
Thấy vợ chồng chị Trinh làm ăn hoành tráng, giúp đầu ra của thanh long quá tốt nên khi được hỏi vay vốn làm ăn, tôi đưa ngay mà không lo lắng gì.
Giờ chị Trinh không trả nợ và tránh né, trong khi 19.000 trụ thanh long đều thế chấp cho tôi nên bất đắc dĩ tôi phải từ TP.HCM ra đây coi sóc trang trại, nếu không thanh long chết khô thì tôi sẽ mất tiền”.
Đại diện nhóm chủ nợ, ông Huỳnh Thanh Thụy bức xúc: “Họ nợ tiền nhưng tài sản của công ty trị giá cũng cả trăm tỷ đồng, không thể vì mang nợ mà buông tất cả.
Chúng tôi đều là dân kinh doanh, không hiểu biết về nông nghiệp nên giờ như ngồi trên lửa.
Nếu cứ lánh mặt, thanh long chết hết thì không chỉ vợ chồng chị Trinh mà tất cả chúng tôi đều bị thiệt hại nặng nề nên chúng tôi yêu cầu họ phải xuất hiện để cùng chúng tôi tháo gỡ khó khăn”.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh cho biết: “Tôi làm ăn và có vay nóng bên ngoài để có vốn.
Hiện các chủ nợ đã kiện tôi ra tòa.
Tôi có luật sư, tôi nhận nợ và sẽ trả nợ đàng hoàng.
Tôi vẫn đang xuất thanh long đi nước ngoài để có tiền trả nợ chứ không bỏ trốn.
Hiện tôi đã nhập về cả ngàn tấn phân bò, chuẩn bị vào gốc thanh long nhằm thu hoạch đợt mới.
Các chủ nợ đã đưa đơn ra tòa thì cứ chờ tòa xử”.
Theo lời bà Trinh, công ty vẫn đang hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, các bảo vệ tại trang trại thanh long cho biết, bà Trinh còn nợ lương bảo vệ.
Đại diện các chủ nợ cũng đã hỗ trợ một phần tài chính để những người này không bỏ đi nhằm bảo vệ tài sản cho bà Trinh.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.