Mít Thái Rớt Giá

Trong 2 năm qua, diện tích trồng mít Thái ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) tăng mạnh nên nguồn cung loại mít này cho thị trường ngày càng lớn. Chính vì vậy, hơn tháng nay giá mít Thái đã giảm hơn 17.000 đồng/kg.
Hiện nay, thương lái đến vườn thu mua mít già loại 1 (trọng lượng từ 15 kg/trái trở lên) với giá 8.000 đồng/kg, loại 2 chỉ còn 4.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 2.000 đồng/kg đối với mít loại 3.
Giống mít Thái trồng chỉ 2 năm đã cho trái (còn được nông dân gọi là mít siêu sớm) với năng suất từ 35 - 40 tấn/ha, kỹ thuật canh tác cũng không quá phức tạp. Hai năm trước, giá mít từ 25.000 - 30.000 đồng/kg nên một số nhà vườn trồng mít có doanh thu mỗi năm vài trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hiện nay không còn những trường hợp như vậy nữa.
Theo thương lái cho biết, hai năm trước diện tích trồng mít đã tăng mạnh nhưng cho trái chưa nhiều nên nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến giá mít ở mức cao. Đến nay, diện tích mít này đã bắt đầu cho trái đồng loạt, sản lượng tăng mạnh nên giá mít giảm.
Theo Hội Làm vườn huyện, Cái Bè hiện có 200 ha trồng mít Thái với tỷ lệ cho trái hơn 70%, tập trung ở các xã: Đông Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Hòa Hưng và An Thái Trung…
Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 năm nay, cùng với nhiều DN khác, DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp) đã tham gia đấu thầu cung ứng gạo cho chương trình mua gạo dự trữ quốc gia (kế hoạch 2014). Chương trình do các Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện.

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.