Mít Thái Rớt Giá

Trong 2 năm qua, diện tích trồng mít Thái ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) tăng mạnh nên nguồn cung loại mít này cho thị trường ngày càng lớn. Chính vì vậy, hơn tháng nay giá mít Thái đã giảm hơn 17.000 đồng/kg.
Hiện nay, thương lái đến vườn thu mua mít già loại 1 (trọng lượng từ 15 kg/trái trở lên) với giá 8.000 đồng/kg, loại 2 chỉ còn 4.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 2.000 đồng/kg đối với mít loại 3.
Giống mít Thái trồng chỉ 2 năm đã cho trái (còn được nông dân gọi là mít siêu sớm) với năng suất từ 35 - 40 tấn/ha, kỹ thuật canh tác cũng không quá phức tạp. Hai năm trước, giá mít từ 25.000 - 30.000 đồng/kg nên một số nhà vườn trồng mít có doanh thu mỗi năm vài trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hiện nay không còn những trường hợp như vậy nữa.
Theo thương lái cho biết, hai năm trước diện tích trồng mít đã tăng mạnh nhưng cho trái chưa nhiều nên nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến giá mít ở mức cao. Đến nay, diện tích mít này đã bắt đầu cho trái đồng loạt, sản lượng tăng mạnh nên giá mít giảm.
Theo Hội Làm vườn huyện, Cái Bè hiện có 200 ha trồng mít Thái với tỷ lệ cho trái hơn 70%, tập trung ở các xã: Đông Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Hòa Hưng và An Thái Trung…
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

Vài năm trở lại đây nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc tăng mạnh nên giá ớt luôn ở mức khá cao.

Phát huy lợi thế vùng núi cao, ông Bùi Văn Thuân, thôn Nga 3, xã Cúc Phương (Nho Quan - Ninh Bình) đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi hươu. Qua gần chục năm, mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông cho hiệu quả kinh tế cao, hằng năm có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng và giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác về con giống để phát triển kinh tế.

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.