Mít Thái Rớt Giá

Trong 2 năm qua, diện tích trồng mít Thái ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) tăng mạnh nên nguồn cung loại mít này cho thị trường ngày càng lớn. Chính vì vậy, hơn tháng nay giá mít Thái đã giảm hơn 17.000 đồng/kg.
Hiện nay, thương lái đến vườn thu mua mít già loại 1 (trọng lượng từ 15 kg/trái trở lên) với giá 8.000 đồng/kg, loại 2 chỉ còn 4.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 2.000 đồng/kg đối với mít loại 3.
Giống mít Thái trồng chỉ 2 năm đã cho trái (còn được nông dân gọi là mít siêu sớm) với năng suất từ 35 - 40 tấn/ha, kỹ thuật canh tác cũng không quá phức tạp. Hai năm trước, giá mít từ 25.000 - 30.000 đồng/kg nên một số nhà vườn trồng mít có doanh thu mỗi năm vài trăm triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hiện nay không còn những trường hợp như vậy nữa.
Theo thương lái cho biết, hai năm trước diện tích trồng mít đã tăng mạnh nhưng cho trái chưa nhiều nên nguồn cung chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến giá mít ở mức cao. Đến nay, diện tích mít này đã bắt đầu cho trái đồng loạt, sản lượng tăng mạnh nên giá mít giảm.
Theo Hội Làm vườn huyện, Cái Bè hiện có 200 ha trồng mít Thái với tỷ lệ cho trái hơn 70%, tập trung ở các xã: Đông Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Hòa Hưng và An Thái Trung…
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.

Khoảng 5 năm trở lại đây, tại nhiều địa phương vùng cao, diện tích cây bo bo không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, xung quanh cây trồng này đang có những dấu hiệu bất thường bởi đầu ra sản phẩm không ổn định, thị trường tiêu thụ ở đâu không ai hay, thương lái thì không ngừng thu mua với giá cao.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.