Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ

Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ
Ngày đăng: 08/08/2014

Mít Thái càng trồng lâu năm thì múi càng có vị ngọt đậm, thơm ngon. Ưu điểm của giống cây này cho trái suốt 4 mùa, mỗi năm chỉ gián đoạn khoảng 2 tháng.

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Theo anh Thuận, đây là loại cây thích hợp với nhiều chất đất, đặc biệt là đất gò đồi. Nếu chăm sóc tốt, tích cực bón phân (cả phân chuồng và phân hóa học) thì chỉ sau 18 tháng là có thể thu hoạch, mỗi cây cho từ 7 - 10 quả, mỗi quả nặng từ 10 - 15 kg.

“Lúc mới trồng cũng khá lo lắng nhưng thực tế trồng mít Thái không phức tạp như nhiều người nghĩ. Mỗi năm chỉ cần bón 2 đợt phân chuồng, 1 đến 2 đợt phân hóa học, kết hợp tưới nước thường xuyên là đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển”, anh Thuận bật mí.

Nhờ thường xuyên bám sát, theo dõi tình hình SX, anh Thuận đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Sau mỗi lần thu hoạch, anh thường cắt bỏ bớt cành thừa để tích lũy chất cho cây. Ngoài ra, những trái đầu cành cũng nên loại bỏ, chỉ giữ lại những trái ôm thân và gần gốc. Nếu cây còn nhỏ (dưới 2 năm tuổi) thì chỉ giữ tối đa từ 7 - 8 trái.

Mít Thái càng trồng lâu năm thì múi càng có vị ngọt đậm, thơm ngon. Ưu điểm của giống cây này cho trái suốt 4 mùa, mỗi năm chỉ gián đoạn khoảng 2 tháng, do đó giá trị kinh tế mang lại là rất khả quan.

Nhờ chất lượng đảm bảo nên chưa bao giờ gia đình anh phải đối mặt với tình trạng “ế hàng”, có bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Mít Thái được giá, bán buôn dao động từ 12.000 - 15.000 đ/kg, tính ra mỗi năm vợ chồng anh tích góp được khoảng 70 triệu đồng.

Vốn say mê SX nông nghiệp, anh Thuận thường xuyên theo dõi các chương trình về nhà nông trên truyền hình. Nhân duyên với cây mít Thái cũng từ đây mà thành.

“Tình cờ một lần xem trên ti vi giới thiệu cây mít Thái, tôi đã không ngần ngại đánh đường ra tận Sóc Sơn (Hà Nội) tìm hiểu thực tế. Mỗi cây mít giống thời điểm đó có giá 60.000 đồng (chưa tính phí vận chuyển), suy đi tính lại, tôi quyết định mua 150 cây về trồng thử, không ngờ lại thành công nhanh đến vậy”.

Lợi nhuận có được từ cây mít Thái giúp anh Thuận tích lũy được đồng vốn để tiến tới đầu tư theo hướng quy mô hơn. Anh xây dựng chuồng trại phát triển đàn lợn thịt, duy trì 40 - 50 con, mỗi năm xuất bán thu về trên 40 triệu đồng. Ngoài ra, anh Thuận còn nhận khoán thêm 2 ha rừng thông vừa để bảo vệ rừng vừa tiến hành khai thác nhựa, đều đặn mang lại nguồn thu 50 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Thành Chung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Diên đánh giá: “Mô hình trồng mít Thái dù của gia đình anh Thuận còn mới mẻ nhưng hiệu quả rất cao, ổn định hơn nhiều so với những loại cây khác”.

Trong thành công hôm nay của anh Trần Bá Thuận không chỉ có sự cần cù, chịu thương, chịu khó mà còn là kết quả của tinh thần dám nghĩ, dám làm. Điều đó cho thấy sự nhạy bén, năng động của nông dân trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, áp dụng các tiến bộ KHKT vào SX để đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, xứng đáng là mô hình điển hình cho nhiều người học tập.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

29/07/2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

29/07/2015
Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

29/07/2015