Mít Thái đầy vườn, giá rớt thê thảm
Hồi đầu năm, mít Thái ở ĐBSCL được thương lái “săn đón” tại vườn với giá 20.000 đồng/kg. Trúng mùa, được giá nên nhiều nhà vườn trồng mít ở Hậu Giang - một trong những vựa mít lớn nhất khu vực- đã đón cái Tết thật ấm cúng.
Thế nhưng, từ đầu tháng 6 đến nay, giá mít liên tục tuột dốc không phanh. Hiện tại, người trồng mít ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) chỉ bán được giá từ 2.000- 2.500 đồng/kg. Thậm chí, nhiều hộ còn không bán được do thương lái chê lên chê xuống.
Ông Lê Văn Út Anh (SN 1971, ngụ ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A) cho biết vườn của ông có tất cả 7 công mít Thái. Trước đây, ông chỉ trồng 2 công nhưng do thấy mít giá cao nên ông trồng thêm 5 công nữa. Với giá 20.000 đồng/kg như trước, ông có thể sửa chữa nhà cửa khang trang và mua sắm một số vật dụng có giá trị trong nhà. Còn hiện tại xem như người trồng mít trắng tay.
Không riêng gì ông Út Anh, nhiều hộ trồng mít Thái ở một số địa phương khác trong khu vực ĐBSCL như đang ngồi trên đống lửa do mít rớt giá chưa từng thấy. Bà Võ Thị Đào, một hộ vừa mới trồng mít chưa lâu ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), tỏ ra sốt ruột khi nhìn vườn mít trĩu quả của mình không thấy thương lái đến thu mua. “Mấy tháng trước, mít không chất lượng lắm nhưng không đủ hàng để bán. Còn bây giờ vào mùa thu hoạch rộ, mít được mùa, chất lượng ngon nhưng một trái cả chục ký mà bán được số tiền chỉ bằng... một tô hủ tiếu”- bà Đào nói như khóc.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc theo quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), mít được bày bán dày đặc 2 bên đường. Có điểm để bảng giá 6.000 đồng/kg, sau đó hạ xuống còn 5.000 đồng/kg nhưng cũng hiếm người mua. Bà Nguyễn Thị Út, một người bán mít tại đây, cho rằng: “Tui thu mua mít rồi bán lại gần 5 năm qua nhưng chưa lúc nào giá mít xuống thấp nhất như hiện nay. Có lẽ do bà con đua nhau trồng nhiều quá nên bị ứ đầu ra, khiến mít xuống giá thê thảm”.
Thương lái thu mua mít rất nhỏ giọt
Hàng loạt điểm bán mít dọc quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Một điểm bán mít vắng tanh khách hàng
Giá mít Thái rớt thê thảm
Một trái mít cả chục ký nhưng bán được số tiền bằng... một tô hủ tiếu bình dân
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Trần Văn Sáng (ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đang sở hữu một cây cóc “lạ” với nhiều chùm trái nặng trĩu. Cây cóc “siêu” trái này khoảng 30 năm tuổi, trái rất sai và kết thành từng chùm, mỗi chùm từ 150-1.100 trái (nhiều gấp 15-55 lần so với cóc xanh địa phương)

Nhằm khẳng định vị thế là trung tâm của 4 huyên vùng cao phía Bắc, BCH Đảng bộ huyên Yên Minh xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiên chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu đến năm 2015 thoát khỏi 62 huyên nghèo của cả nước
-4149318.jpg)
Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo các cộng đồng dân cư tại Đông Nam Á có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, sau khi lũ lụt tàn phá đồng lúa và các loại cây trồng khác kể từ đầu tháng 9/2011, cộng thêm hoạt động cứu trợ bị gián đoạn

Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch, siêu ngọt.

Những năm trước đây, thường chỉ có giống tôm sú mới có những thời điểm sốt giá mạnh, còn tôm thẻ giống, tuy cũng có những lúc tăng giá nhưng chưa đến mức để có thể gọi là sốt. Năm nay, do nhu cầu thả nuôi tăng cao, giá tôm thẻ giống đang tăng vọt, và cao hơn cả giá tôm sú giống.