Mít Thái đầy vườn, giá rớt thê thảm
Hồi đầu năm, mít Thái ở ĐBSCL được thương lái “săn đón” tại vườn với giá 20.000 đồng/kg. Trúng mùa, được giá nên nhiều nhà vườn trồng mít ở Hậu Giang - một trong những vựa mít lớn nhất khu vực- đã đón cái Tết thật ấm cúng.
Thế nhưng, từ đầu tháng 6 đến nay, giá mít liên tục tuột dốc không phanh. Hiện tại, người trồng mít ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) chỉ bán được giá từ 2.000- 2.500 đồng/kg. Thậm chí, nhiều hộ còn không bán được do thương lái chê lên chê xuống.
Ông Lê Văn Út Anh (SN 1971, ngụ ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A) cho biết vườn của ông có tất cả 7 công mít Thái. Trước đây, ông chỉ trồng 2 công nhưng do thấy mít giá cao nên ông trồng thêm 5 công nữa. Với giá 20.000 đồng/kg như trước, ông có thể sửa chữa nhà cửa khang trang và mua sắm một số vật dụng có giá trị trong nhà. Còn hiện tại xem như người trồng mít trắng tay.
Không riêng gì ông Út Anh, nhiều hộ trồng mít Thái ở một số địa phương khác trong khu vực ĐBSCL như đang ngồi trên đống lửa do mít rớt giá chưa từng thấy. Bà Võ Thị Đào, một hộ vừa mới trồng mít chưa lâu ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), tỏ ra sốt ruột khi nhìn vườn mít trĩu quả của mình không thấy thương lái đến thu mua. “Mấy tháng trước, mít không chất lượng lắm nhưng không đủ hàng để bán. Còn bây giờ vào mùa thu hoạch rộ, mít được mùa, chất lượng ngon nhưng một trái cả chục ký mà bán được số tiền chỉ bằng... một tô hủ tiếu”- bà Đào nói như khóc.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc theo quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), mít được bày bán dày đặc 2 bên đường. Có điểm để bảng giá 6.000 đồng/kg, sau đó hạ xuống còn 5.000 đồng/kg nhưng cũng hiếm người mua. Bà Nguyễn Thị Út, một người bán mít tại đây, cho rằng: “Tui thu mua mít rồi bán lại gần 5 năm qua nhưng chưa lúc nào giá mít xuống thấp nhất như hiện nay. Có lẽ do bà con đua nhau trồng nhiều quá nên bị ứ đầu ra, khiến mít xuống giá thê thảm”.
Thương lái thu mua mít rất nhỏ giọt
Hàng loạt điểm bán mít dọc quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Một điểm bán mít vắng tanh khách hàng
Giá mít Thái rớt thê thảm
Một trái mít cả chục ký nhưng bán được số tiền bằng... một tô hủ tiếu bình dân
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp, năm qua nông dân toàn tỉnh xuống giống tổng cộng 87.396ha lúa. Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng cực đoan, rõ nhất là tình trạng nhiễm mặn trên sông Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Bàn Thạch… diễn ra sớm, nồng độ cao và xâm nhập sâu vào nội địa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất ở hạ du.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã xây dựng và thử nghiệm hiệu quả nhiều mô hình giống cây trồng, con vật nuôi cho năng suất cao, trong đó có mô hình trồng nấm linh chi đỏ.

Mô hình được triển khai từ tháng 3-2014 với 3 hộ tham gia; các hộ được hỗ trợ 100% con giống, 50% kinh phí mua thức ăn cho cá. Sau hơn 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng từ 1- 1,5kg/con, giá bán từ 140.000 - 150.000 đồng/kg.

Chị cho biết, gia đình chị đã nuôi cá được 6 năm, trước khi làm nghề này vợ chồng chị chỉ tập trung làm rẫy trồng cà phê. Tuy nghề này cho thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi đầu tư lớn, lại rất tốn nhân công. Nuôi cá ao chị có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, vừa cho thu nhập cao vừa phù hợp với sức lao động của gia đình.

Từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng thị xã La Gi và UBND các xã đã lập biên bản, xử lý 93 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép trên 23 ha đất tại các xã Tân Phước, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải, với tổng số tiền phạt 937,7 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, UBND các xã ra quyết định xử phạt 60 trường hợp.