Mít Bến Tre Được Thị Trường Hàn Quốc Ưa Chuộng

Tiêu chuẩn của trái mít xuất khẩu là đạt an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất theo quy trình VietGap, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi đưa trái chôm chôm xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vừa đưa 10 tấn trái mít xuất sang thị trường Hàn Quốc với giá cao hơn thị trường nội địa 20%.
Mít được Hàn Quốc tiêu thụ là giống mít siêu sớm, được sơ chế đóng gói, thông qua hợp đồng với Công ty TNHH Nông sản Việt (Đường tỉnh 852, ấp Tân Thành, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Tiêu chuẩn của trái mít xuất khẩu là đạt an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất theo quy trình VietGap, không có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng nhóm nông dân hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành cho biết: Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long sẽ kết hợp với nhà vườn địa phương tiếp tục sản xuất trái cây “sạch” để cung ứng cho thị trường ngoài nước, tạo cơ hội đầu ra cho trái cây Việt Nam.
Trái cây hiện nay đi ra nước ngoài, tiêu chí đầu tiên là bà con phải thực hiện tiêu chuẩn VietGap, tức là làm cho trái cây an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc, an toàn cho người sản xuất. Bà con trồng mít phải cách ly thuốc trừ sâu và hàm lượng ni trát, kim loại nặng sử dụng trong nước tưới cây. Điều đó để cây mít có thể đứng vững ở các thị trường khó tính.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với thanh niên toàn tỉnh Khánh Hòa, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng đã thành công trong tự thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng của mình.

Xứ sở trái hồng đặc sản D’Ran (thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đang chịu ảnh hưởng nặng nề của những tin đồn thất thiệt xuất hiện trong thời gian gần đây như ngâm tẩm hoá chất độc hại hay bị nghi ngờ là hồng Trung Quốc.

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được ví như luồng sinh khí mới, giúp các xã vùng B của huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thêm động lực và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xã Đại Minh là một điểm sáng.

Hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hàng năm đã thu hút hàng trăm lượt hội viên, ND tham gia. Nhiều sáng chế được công nhận, giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn.

Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, dự án “Phục tráng giống bưởi Phúc Trạch” ở huyện Hương Khê đã thành công mỹ mãn.