Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng.
Trong khi đó giá cả thị trường biến động và ngày càng tăng cao là áp lực lớn cho người nông dân. Trong vụ sản xuất những đợt mưa trái mùa trong tháng 1 đã gây ngập úng kéo dài trên 12.500ha lúa và 1.400 hoa màu bị hư hại. Mặc dù là vụ gặp nhiều khó khăn nhưng kết thúc vụ gieo trồng toàn vùng đã gieo sạ được 237.543ha ( miền Trung 169.525ha, Tây Nguyên 68.018ha) so với kế hoạch tăng 1.800ha và so với vụ ĐX 2006 – 2007 tăng 2.243ha…
Hiện nay các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đang thu hoạch lúa ĐX, trong đó các trà lúa sớm đã thu hoạch xong. Tuy nhiên năng suất không cao do trước đó lúa bị ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc ( tháng 1 và 2) gây rét đậm rét hại kéo dài. Nhiều diện tích lúa sớm tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk đã bị giảm năng suất nghiêm trọng đặc biệt có nhiều diện tích bị mất trắng.
Qua báo cáo tiến độ thu hoạch của các tỉnh trong vùng và đánh giá trên đồng ruộng thì dự kiến vụ ĐX 2007 – 2008 sản lượng toàn vùng ước đạt 1,2 triệu tấn, giảm so với vụ ĐX 2006 – 2007 khoảng trên 100 ngàn tấn. Các tỉnh bị giảm năng suất nghiêm trọng như Phú Yên năng suất lúa bình quân ước chỉ đạt 4,5 tấn/ha, giảm 2tấn/ha; còn tại Quảng Ngãi theo ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN - PTNT thì năng suất của tỉnh này chỉ đạt khoảng 4,2 tấn/ha, giảm 1,1 tấn/ha. Tỉnh Đăk Lăk mặc dù diện tích lúa ĐX năm nay tăng so với năm trước 6.000ha nhưng sản lượng lại giảm trên 2,2 ngàn tấn.
Vụ HT đầy thử thách
Theo kế hoạch của các tỉnh thì diện tích toàn khu vực trong vụ hè thu và vụ mùa của miền Trung – Tây Nguyên là 336.100ha, tăng 14.300ha so với năm trước. Trong đó các tỉnh miền Trung diện tích đạt 200.300ha (lúa hè thu với diện tích 150.100ha), các tỉnh Tây Nguyên là 121.500ha ( lúa vụ mùa 115.600ha), ngoài cây lúa thì diện tích ngô cũng đạt 249.600ha, rau đậu 135.800ha, lạc 33.300ha,đậu tương 32.900ha…
Trước sự sụt giảm về sản lượng lương thực của khu vực miền Trung – Tây Nguyên ở vụ ĐX, trong vụ hè thu và vụ mùa của khu vực này, các tỉnh đã có kế hoạch tăng diện tích để bù vào sản lượng thiếu hụt. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là nhữung mùa vụ khó khăn bởi cơ quan dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương đã dự báo trong năm 2008, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ gây ngập lụt, ngập úng nghiêm trọng; riêng khu vực miền Trung đầu hè có thể xảy ra một số đợt nắng nóng gay gắt và đối mặt nhiều đợt hạn hán, sau đó lũ sẽ xảy ra và đỉnh lũ tập trung vào thánh 10 và tháng 11, các tỉnh Tây Nguyên lũ xảy ra vào tháng 8 và 9.
Để vụ hè thu và vụ mùa sản xuất đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết bất lợi, Cục Trồng trọt đã đưa ra giải pháp đó là phải đảm bảo lịch thời vụ. Theo đó, các tỉnh phải tập trung gieo sạ đảm bảo thu hoạch trước lũ, lưu ý thời kỳ lúa trổ bông, phơi màu vào thời điểm không bị ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng; căn cứ vào nhóm giống, chân đất để bố trí lịch gieo sạ phù hợp. Về cơ cấu giống những diện tích gieo 2 vụ/năm chủ động nước tưới thì sử dụng giống có tiềm năng năng suất cao. Những diện tích hạn chế nguồn nước tưới thì sử dụng giống chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, ruộng trũng dễ ngập nước do mưa lũ sử dụng giống ngắn ngày, chống đổ ngã tốt
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ghi nhận những cố gắng của các địa phương trong vụ sản xuất ĐX. Thứ trưởng lưu ý nếu các địa phương chỉ đạo quyết liệt hơn, đặc biệt là chỉ đạo về thời vụ thì thiệt hại sẽ giảm, do vậy đây cũng là bài học rút ra để các địa phương chỉ đạo sản xuất về thời vụ không để tự phát… Đối với việc triển khai vụ lúa hè thu và mùa 2008, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương phải chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ để giành thắng lợi; các địa phương cũng phải dự kiến những khó khăn về hạn, nóng, bão, lũ để sẵn sàng đối phó khắc phục.
Các Sở NN - PTNT phải xây dựng kế hoạch sản xuất ban hành và phổ biến đến huyện, xã, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho vụ ĐX tới. Đối với giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo nguồn nước tưới, nạo vét kênh mương, tu bổ hồ chứa, chủ động nguồn giống lúa theo cơ cấu giống của tỉnh, cảnh báo rầy nâu truyền bệnh VL – LXL, sản xuất tiết kiệm đầu vào…Thứ trưởng cũng giai các cục, vụ của Bộ phải theo dõi, nắm sát tình hình SX, kịp thời giải quyết những khó
khăn, đề nghị của các địa phương.
Box: Cục Trồng trọt đã đưa ra khung thời vụ: Đối với cá tỉnh Nam Trung bộ. Vụ HT chính vụ thời gian xuống giống từ 15/5 đến 15/6, vụ mùa nhờ nước trời từ 10/6 đến 30/6. Đối với các tỉnh Tây Nguyên vụ mùa chính vụ xuống giống từ 20/5 đến 30/6, vụ mùa sản xuất trên đất sản xuất HT xuống giống từ 1/7 đến 30/7.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân trong tỉnh khá bất ngờ khi giống lúa chất lượng TBR45 trên cánh đồng xã An Nghiệp (Tuy An - Phú Yên) cho năng suất vượt trội, dù nơi đây được xem là vùng “rốn” bệnh đạo ôn.

Ông Quách Văn Đức, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tín Nghĩa cho biết, niên vụ 2013-2014, đơn vị đã thu mua, tạm trữ được 80.000 tấn cà phê nguyên liệu. Bên cạnh đó, 1.000 ha cà phê của công ty trồng tại CHDCND Lào đã vào thời kỳ thu hoạch.

Thời gian qua, trong khi dưa hấu rớt giá nhưng không có người mua khiến nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi khốn đốn, thì có doanh nghiệp dù muốn thu mua giúp người dân, nhưng đành phải vào tận Phú Yên để vận chuyển dưa hấu về…

Hàng chục hộ xã viên của HTXNN Thạnh Phước đang có nguồn thu nhập khá nhờ mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Sản phẩm làm ra không chỉ được DN ký kết hợp đồng thu mua cung cấp cho các siêu thị mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Nếu như giá cà phê nội địa cuối năm 2013 tụt xuống dưới 35 triệu đồng/tấn, thì đến giữa tháng 3/2014 lên 42 triệu đồng/tấn và sau đó dịu dần đến cuối quí 1 còn quanh mức khoảng 40 triệu đồng/tấn. Lượng xuất khẩu trong ba tháng đầu năm nay nhờ thế mà tăng mạnh.