Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân

Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân
Ngày đăng: 29/05/2014

Ngày 27/5, tại Thanh Hóa, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 khu vực các tỉnh thành phía Bắc.

Vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua ở các tỉnh thành phía Bắc được coi là một trong những vụ khó khăn nhất. Thời tiết bất thuận, sâu bệnh bùng phát trên diên rộng, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vụ lúa Đông Xuân 2013-2014, toàn miền Bắc đã gieo cấy hơn 1,1 triệu ha, giảm khoảng 1,5 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm 2012-2013. Năng suất trung bình đạt 62,4 tạ/ha, trong đó khu vực Đồng bằng sông Hồng đạt 65,9 tạ/ha. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ đạt 60,7 tạ/ha.

Nguyên nhân vụ Đông Xuân được mùa được nhận định là do các địa phương chủ động ứng phó với thời tiết phức tạp, chỉ đạo sản xuất hợp lý, bám đồng bám ruộng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chống hạn, chống úng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên đã căn bản phòng trừ được bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên các trà lúa. Các giống lúa ngắn ngày và chất lượng được tăng cường gieo.

Đặc biệt các giống lúa lai tiếp tục là giải pháp quan trọng để tăng năng suất và sản lượng. Diện tích gieo thẳng tiếp tục được mở rộng lên 21%. Năng suất và sản lượng của vụ Đông Xuân năm nay được đánh giá là tương đương với năm 2012 - năm được mùa nhất từ trước đến nay.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Hỗ Trợ Kinh Phí Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Quảng Nam Hỗ Trợ Kinh Phí Gia Cầm Bị Tiêu Hủy

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

31/12/2014
Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Cần Triển Khai Có Hiệu Quả Việc Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

02/01/2015
Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67 Tạo Thuận Lợi Để Ngư Dân Vay Vốn Theo Nghị Định 67

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

02/01/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản Vượt Gần 1 Tỉ USD So Với Kế Hoạch Xuất Khẩu Thủy Sản Vượt Gần 1 Tỉ USD So Với Kế Hoạch

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.

02/01/2015
Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản Thiếu Nguyên Liệu Phục Vụ Các Nhà Máy Chế Biến Hải Sản

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.

02/01/2015