Mía Xương Gà Giảm Giá

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào cuối vụ thu hoạch mía xương gà, nên giá mía giảm mạnh so với thời điểm cách đây 2 tháng.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích trồng cây mía xương gà lớn, với diện tích trên 200 ha. Cây mía xương gà được trồng chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng… Mía xương gà được người dân ở Lạng Sơn trồng trên những diện tích đất khô cằn hay thửa ruộng 1 vụ trong thời gian từ 8 - 9 tháng thì cho thu hoạch. Trung bình mỗi sào mía xương gà nếu được chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch 2.000-3.000 cây.
Hiện giá mía giảm xuống chỉ còn 3.000 -4.000 đ/cây nhỏ, 5.000 đ/cây to đẹp, tính ra giá mía đã giảm từ 2.000 – 3.000 đ/cây so với thời điểm cách đây 2 tháng. Với giá mía giảm như hiện nay, sau khi trừ chi phí người dân chỉ còn lãi khoảng 6 -7 triệu đồng/sào.
Theo những người trồng mía xương gà cho biết, nguyên nhân khiến giá mía giảm là do mưa rét kéo dài nên ít người ăn mía dẫn đến mía khó bán. Ngoài ra, do thời điểm hiện nay đang là cuối vụ mía nên hộ gia đình nào cũng tranh thủ bán hết để còn kịp trồng vụ mía mới.
Có thể bạn quan tâm

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.

Đồng USD tăng giá mạnh, nhiều nước giảm giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Xuất khẩu bế tắc không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà nông dân cũng lao đao.

Những người nuôi ong ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi các trại ong của họ bị phá, các tủ nuôi bị xịt thuốc diệt côn trùng khiến ong chết. Nhiều người nuôi ong vì muốn yên thân đã phải tháo chạy khỏi những địa bàn này vì không muốn đối mặt nguy cơ sạt nghiệp.

Việc nông dân đốn quýt trồng gừng là cách làm tự phát, thiếu quy hoạch, dễ rơi vào tình trạng rớt giá, thậm chí lập lại cảnh 2.000 đồng/kg như năm 2012.

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có rất nhiều diện tích lúa ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đang xanh tốt, bỗng dưng chuyển sang héo úa rồi chết. Cho rằng, lúa bị chết do nguồn nước ô nhiễm, rất nhiều nông dân đã làm đơn kiến nghị gửi các nơi, song cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào vào cuộc giải quyết.