Mía Tím Xen Rau

Đưa chúng tôi ra thăm khu vườn mía sau nhà, anh Nguyễn Văn Phú ở thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết trước đây khu vườn này trồng vải thiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
Từ năm 1992, anh trồng 2 sào mía tím Hà Sơn Bình cho thu nhập mỗi sào 1,2 triệu đồng. Nhờ có chủ trương dồn điền đổi thửa, năm 2002 anh Phú đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác để lấy ruộng trồng mía ở ngay cạnh nhà. Giáp vườn nhà là khu ruộng mía rộng hơn 1 mẫu. Hiện nay anh có 1,7 mẫu mía.
Trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc mía, anh Phú cho hay chỉ nên bón phân làm hai lần. Lần một bón lót bằng phân chuồng và NPK. Lần hai (lúc mía bắt đầu lên dóng) bón thúc mỗi sào 10 kg lân, 20 kg kali và 10 kg đạm. Nếu bón lần nữa sẽ không có hiệu quả vì chỉ có tác dụng nuôi lá và ngọn. Cứ 10-15 ngày bóc lá mía một lần để tránh bệnh muội lá.
Khi vào thăm ruộng mía, chúng tôi thấy mỗi cây mía chỉ còn 1/3-1/4 phần lá và ngọn. Để chống đổ cho mía, anh dùng cọc tre cắm dọc theo chiều dài của mỗi luống. Cứ cách 1,5-2 m lại cắm một cọc tre, dùng dây buộc các khóm mía lại.
Trước đây, bà con thu hoạch mía xong tiếp tục bón phân, chăm sóc gốc mía cũ để lên mầm mới. Nhưng anh Phú lại có cách làm khác. Sau khi thu hoạch xong, anh phá bỏ ngay gốc mía cũ và trồng những hom mía mới. Bởi dùng những gốc mía cũ cho vụ sau, cây mía tuy to mập nhưng thưa cây, giảm năng suất và độ ngọt của mía. Trồng mía bằng hom mới có ưu điểm là mầm ra nhiều hơn. Nếu chăm sóc tốt cây mía vẫn to không kém gì mía lưu. Nhờ vậy, số lượng cây trên một khóm nhiều hơn và đồng đều hơn. Năm nay giá mía khá cao, mỗi cây bình quân 10 nghìn đồng. Anh "khoe”: " Vừa rồi, tôi bán một luống mía tính ra được hơn một tạ thóc đấy”.
Mỗi sào mía thu nhập khoảng 17 triệu đồng. Còn một nguồn thu phụ nhưng cũng rất đáng kể, đó là cây rau xanh trồng xen vào luống mía. Từ những luống mía mới trồng, anh đã cài các loại cây rau xanh theo thời vụ như cải thìa, cải canh, cải bẹ, củ cải đường… Khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, sau khi thu hoạch mía, đánh gốc bỏ đi và trồng ngay hom mía mới, rồi trồng xen rau xanh. Anh nhẩm tính cứ 3 gốc rau được 1 kg với giá bán 10 nghìn đồng. Bằng cách trồng xen này, mỗi sào cho thu nhập từ 5-7 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.

Theo Sở Công thương: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh An Giang xuất khẩu 66,7 ngàn tấn cá tra, đạt kim ngạch 156,2 triệu USD, bằng 88,9% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất khẩu cá tra bình quân 2.443 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ khoảng 30 USD/tấn.

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Vụ ớt năm nay nông dân Kbang được mùa, bội thu, khắp hai bên đường đi vào huyện, đâu đâu cũng thấy nhiều hộ nông dân phơi ớt đỏ rực. Nhưng đối lập với màu đỏ vui tươi của ớt được mùa, là không khí không mấy vui của nông dân Kbang, bởi điệp khúc được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay.