Mía Rớt Giá, Tái Diễn Điệp Khúc Trồng Rồi Chặt

Chi phí đầu tư tăng cao, nhưng giá mía lại sụt giảm khiến người trồng mía ở ĐBSCL lỗ nặng. Điệp khúc trồng mía rồi lại chặt tái diễn.
Cả tháng nay, gia đình ông Cao Văn Dò ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh ăn ngủ không yên vì 8 công mía đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng giá quá thấp. Và càng sốt ruột hơn khi mía bắt đầu trổ cờ.
"Do giá mía quá thấp nên gia đình quyết định neo lại chờ giá nhích lên chút ít cho đỡ lỗ, không ngờ càng neo giá càng xuống" - ông Dò cho biết. “Năng suất năm nay cũng 9-10 tấn/công, không có gì vì công tầm nhỏ. Nhưng giá năm nay quá thấp, nông dân quá thiệt thòi. Năm rồi tôi bán 1 công cũng được 10 triệu nhưng năm nay thương lái trả có 7 triệu/công. Bán 7 triệu thì lỗ quá”.
Hiện, mía nguyên liệu ở Trà Vinh được nhà máy thu mua chỉ với giá 960 đồng/kg đối với mía đạt độ đường cao nhất - 10 trữ đường, giảm 100 đồng so với đầu vụ và giảm 140 đồng so với niên vụ năm ngoái. Theo đó, các thương lái thu mua mía tại ruộng chỉ từ 650 đến 800 đồng/kg. Trong khi giá thuốc, phân bón đều tăng từ 10 đến 15%, đặc biệt giá nhân công tăng hơn 30% và rất khó thuê. Do đó trong niên vụ này, trong số gần 11 ngàn hộ trồng mía ở Trà Vinh với gần 6.500 ha mía thì có tới 80% từ hòa vốn đến thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Bảnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trà Vinh khẳng định: “Theo phản ảnh của người trồng mía, nhiều năm nay, nhất là năm nay giá mía không những không tăng mà còn giảm cho nên bà con trồng mía không có lãi. Đây cũng là vấn đề chúng tôi rất là trăn trở”.
Trước thực trạng giá mía quá bấp bênh như hiện nay, nhiều nông dân trồng mía ở Trà Vinh đang lựa chọn giải pháp cải tạo lại đất chuyển sang nuôi thủy sản, trồng lúa hoặc cây có múi. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp địa phương, hiện trên địa bàn có hơn 800 ha diện tích mía đang chuyển sang cây trồng khác, tập trung nhiều ở huyện Tiểu Cần và Trà Cú.
Ông Nguyễn Văn Thế, ở xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần – người vừa quyết định chuyển 12 công mía sang trồng lúa phân tích: “Dân ở đây sống nhờ mía nhưng bây giờ giá cả bấp bênh quá. Trong khi làm nhân công cũng rất khó kiếm, còn làm ruộng có lợi là một năm thu tới 3 vụ, dễ xoay sở hơn”.
Từ nhiều năm nay cây mía không giữ được “vị ngọt” với nông dân, thêm vào đó là việc hợp đồng bao tiêu sản phẩm vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, khiến cây trồng khác lấn dần diện tích mía đường là chuyện tất yếu. Do đó, để nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía, ổn định diện tích rất cần có chính sách hỗ trợ như nhiều loại cây trồng khác, trong khi ngành mía đường cần sớm khắc phục trong khâu tiêu thụ, tránh tình trạng người trồng mía tự bơi trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.

Đang mùa đánh bắt nhưng bến cảng Nghĩa Phú, TP.Quảng Ngãi, không nhộn nhịp như mọi khi. Hơn 120 chiếc tàu làm nghề lưới chuồn nằm bờ sớm hơn những vụ mùa trước. Năm nay, ngư dân hành nghề lưới chuồn ở Nghĩa An, Nghĩa Phú, kết thúc mùa biển sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.

Những mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và đang từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.