Mía Đường Hãy Tự Cứu Mình!

Mới đây, hàng nghìn hecta mía đã bị người nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc nuôi tôm với lý do: Giá bán mía nguyên liệu không bù đắp nổi chi phí. Thực tế đó khiến các nhà máy đường lo lắng vì nguy cơ thiếu nguyên liệu.
Bên cạnh đó, đối với kiến nghị xuất khẩu tiểu ngạch của Hiệp hội Mía đường, Bộ Công Thương chỉ cho phép xuất khẩu tiểu ngạch loại đường kính trắng RS, còn đường RE sẽ cho phép khi đã bảo đảm nhu cầu cho sản xuất trong nước...
Hiệp hội Mía đường cho rằng sẽ tiếp tục “kiến nghị” với những bất cập về quản lý và nhà nước cần bảo hộ ngành đường sản xuất trong nước.
Thế nhưng, ở góc độ khác, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thẳng thắn: Điều kiện khách quan thuận lợi, thiết bị sản xuất được đầu tư, nông dân cần cù, cơ chế, chính sách đều ổn, ngành mía đường không có lý do gì phải “kêu khóc”!
Cụ thể hơn, hai khó khăn lớn nhất của ngành mía đường là tài chính, nguồn vốn được hỗ trợ, lãi suất ưu đãi và cổ phần hóa, Chính phủ đã giải quyết cả hai. Thực tế có những địa phương như Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa... giàu lên nhờ mía.
Hơn 20 năm phát triển mà ngành mía đường Việt Nam vẫn lạc hậu nhất Đông Nam Á, diện tích trồng mía lớn, năng suất thấp, chỉ đạt 50- 60 tấn/ha, chất lượng mía thấp. Giá bán buôn đường cao hơn các nước trong khu vực do chi phí quá cao... Vì thế, ngành đường cần xem lại chính mình trong công tác quản lý, đầu tư, sản xuất- kinh doanh. Đừng tranh cãi thêm nữa, mà hãy tự tìm giải pháp cứu mình bằng cách thay đổi tư duy từ trợ cấp sang cạnh tranh công bằng!
Theo đó, cần cấu trúc lại diện tích trồng mía, nghiên cứu giống, thâm canh theo hướng hiện đại; đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nông dân; đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tận dụng phụ phẩm... thì chẳng phải lo cạnh tranh với Thái Lan, không lo đường nhập lậu. Có sức khỏe sẽ có sức đề kháng tốt với các loại “bệnh”!
Trong hội nghị tổng kết ngành Công Thương 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng: Chống buôn lậu chỉ là ngọn, gốc rễ vấn đề là chúng ta làm sao cạnh tranh được. Làm sao kêu Chính phủ bảo vệ được trong khi năng suất mía chỉ đạt 60- 70 tấn/ha còn các nước đã đạt hàng trăm tấn/ha?...
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.

Đó là 200 trụ tiêu giống Vĩnh Linh lá to, 3 năm tuổi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi - chị Thị Hồng ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh - Bình Phước). Chị Hồng phấn khởi khoe với chúng tôi đến đầu tháng 4, gia đình chị đã thu hoạch được 1,2 tấn, nhưng cây vẫn còn xum xuê những chuỗi trái dài và chắc mẩy nhờ đủ nước. Chị ước đoán sẽ thu thêm 1 tấn nữa và trung bình mỗi trụ tiêu được 10kg.

Từ một thôn nghèo nhất xã, 3 năm trở lại đây, đời sống bà con thôn An Thịnh, xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa) đã có những thay đổi rõ rệt nhờ đẩy mạnh thâm canh cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao..

Phân DAP Philippines tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp có giá bán 758.000 - 760.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc (loại hạt xanh): 700.000 - 710.000 đồng/bao; phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu của Nhà Máy Bình Điền loại cao cấp khoảng 750.000 - 755.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu loại thường 720.000 đồng/bao…